Giữa những ngày hầm hập nắng ở Hà Nội, mới đây một số đàn bà hung hãn đã đồng tâm hiệp lực thực hiện một màn đánh ghen táo bạo giữa đường phố.
Họ trong trang phục thời trang, chân đi giày cao gót, thân thể được xăm trổ đẹp mắt đã cũng nhau giật tóc, lột đồ, đấm đá vào thân thể một người phụ nữ.
Trên môi trường internet bây giờ không khó để xem những clip đánh ghen sặc mùi xã hội đen như thế. Thậm chí, một số người đã dính vòng vao lý khi hành vi của họ phạm vào tội làm nhục người khác.
Từ' làm nhục' trong luật thật hợp lý với mục đích những người đánh ghen hướng tới. Vì muốn làm nhục nên dứt khoát phải thực hiện ở chỗ đông người, càng đông người càng tốt. Vì muốn làm nhục nên dứt khoát phải lột đồ của đối tượng bị đánh ghen, càng lột triệt để càng tốt.
Đánh ghen là đỉnh của đỉnh trong giới hạn chịu đựng. Là sự cùng quẫn bế tắc trong việc cứu vãn hôn nhân. Phàm là đàn bà ai cũng có năng lượng ghen dự trữ. Ghen tuông không kể tuổi tác, không phân biệt học thức hay địa vị xã hội, khác chăng là cách người ta kiềm chế sự ghen và ứng phó với đối tác thập thò của chồng mình như thế nào mà thôi.
Từ ghen tuông đến đánh ghen có một khoảng cách rất xa và mức độ cũng hoàn toàn khác biệt. Nếu coi ghen tuông như thứ gia vị làm cho hôn nhân đậm đà hơn, thì đánh ghen cũng giống như việc đổ đi nồi canh vừa được nêm gia vị.
Nồi canh khi đã đổ cạn không bao giờ có thể cứu vãn được. Hôn nhân sau đánh ghen nếu không đổ vỡ thì tình cảm vợ chồng cũng sẽ nhanh chóng chuyển từ thế đối thoại sang đối đầu.
Người ta cũng hay ví việc chồng ngoại tình cũng như một món đồ quý, giá trị ở trong nhà. Khi phát hiện ra được kẻ trộm người ta đổ dồn mọi bức tức đã được dồn nén lên thủ phạm đó.
(ảnh minh họa)
Khi thực hiện những màn đánh ghen công khai, quyết liệt như nhóm phụ nữ ở Hà Đông kể trên, tất cả đều đã xác nhận được hậu quả mà mình phải ghánh chịu trong hôn nhân. Đó như là đáp số của người vợ với ông chồng, như là minh chứng hùng hồn để người vợ chiếm thế kèo trên. Tuy nhiên, thoảng cũng có một số người coi hành vi đánh ghen là một hành động để níu kéo hôn nhân. Một nỗ lực tuyệt vọng để lôi người đàn ông của mình về với ngôi nhà và những đứa nhỏ.
Đàn ông thời nay vẫn rỉ tai nhau rằng: Sống ở đời phải biết thương vợ và quý bồ. Câu ấy hàm ý rằng, việc đàn ông có bồ không phải là việc xưa nay hiếm nữa. Có người còn phát triển thêm một ý rằng: Có bồ không phải là tội, tội là có bồ còn để cho vợ phát hiện.
Một nữ đạo diễn có tiếng tăm, hiện đang sống ở nước Pháp hoa lệ trong lần ra mắt cuốn sách của mình đã lên tiếng khẳng định rằng có những cuộc hôn nhân nhất thiết phải có ngoại tình.
Thực tiễn, ở một số cuộc hôn nhân thì ngoại tình cũng được coi như là cứu cánh của hôn nhân.
Phụ nữ vốn dĩ hay ghen, tạo hóa lại khéo léo cho họ một năng lực đặc biệt trong việc phát hiện các dấu hiệu nghi vấn ngoại tình của chồng mình. Năng lực này ở đàn ông có vẻ không được dồi dào cho lắm.
Mỗi người khi phát hiện ra chồng mình cặp bồ cũng có nhiều phương thức ứng xử khác nhau. Từ văn minh đến tột cùng thảo khấu, từ nhã nhặn từ tốn cho đến hung hăng, bất nhẫn.
Người ta cũng hay ví việc chồng ngoại tình cũng như một món đồ quý, giá trị ở trong nhà. Khi phát hiện ra được kẻ trộm người ta đổ dồn mọi bức tức đã được dồn nén lên thủ phạm đó.
Tuy nhiên, bên cạnh sự điều chỉnh của đạo đức xã hội còn có sự điều chỉnh của luật pháp. Tội làm nhục người khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm….
Hành động đánh ghen cũng là hành động thể hiện sự bế tắc của người phụ nữ trong việc gìn giữ tổ ấm của mình. Nhưng lý thuyết của ngoại tình thì đối với các ông chồng có sở thích hái hoa tìm nhụy ở bên ngoài thì đối tác của họ luôn thay đổi. Tâm tính khó lòng thay đổi nhưng vợ thì đôi lúc dễ đổi vô cùng. Cuồng ghen chẳng giải quyết được gì, nó chỉ làm cho tình huống ngày càng xấu đi và nhất là, hại chính bản thân mình...