Cứ bảo là bằng cấp không quan trọng, quan trọng nhất vẫn là kinh nghiệm thực tế. Nhưng nói thì nói vậy chứ giờ không có bằng cấp thì đi đâu người ta tuyển việc. Trong khi đào tạo đại học đã gần giống như ‘phổ cập’ rồi.
Còn nhớ, hồi tôi vào tuyển việc khi mới ra trường, việc đầu tiên khi được hỏi phỏng vấn là: “Em đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này chưa?”. Khi tôi trả lời là chưa thì sếp chỉ hỏi thêm vài câu linh tinh rồi bảo tôi về, hẹn nếu qua vòng sơ tuyển thì công ty sẽ gọi điện tới. Tôi nghĩ, chắc là do mình không có kinh nghiệm nên không được nhận. Đợi chờ mãi cũng qua hai tuần, thấy chẳng có ai gọi nên tôi nghĩ là mình đã không còn cơ hội. Tôi tính tiếp chuyện gửi hồ sơ ở những nơi khác để xin việc.
Sau đó vài ngày thì tôi nhận được điện thoại của lễ tân, gọi tới phỏng vấn tiếp vì qua vòng sơ tuyển, tôi vui lắm. Tới nơi, anh giám đốc nói: “Anh đã chọn em trong số mấy người, cũng là trình độ tương đương nhau, đều là người chưa có kinh nghiệm làm việc vì mới ra trường. Nhưng anh thấy bằng cấp của em tốt nhất trong đám này, thế nên anh chọn em. Làm việc cố gắng chăm chỉ, khẳng định năng lực nhé”. Tôi mừng thầm trong lòng, đấy, ai bảo bằng cấp là không quan trọng.
Với những người từng có kinh nghiệm làm việc có thể bằng cấp là không quan trọng. Nhưng trong một môi trường với những con người như nhau, tất nhiên người ta phải dựa vào cái mà mọi người coi là ‘hình thức’ ấy để mà nâng cao bản thân, để mà được trọng dụng. Đừng nghĩ bằng cấp học xong chỉ là đống giấy..
Với những người từng có kinh nghiệm làm việc có thể bằng cấp là không quan trọng.
(ảnh minh họa)
Không phủ nhận có những người có bằng cấp cao, có bằng khá, bằng giỏi lại không bằng người có trình độ trung bình khá. Thế nhưng, không hẳn ai cũng thế. Có nhiều người vì bươn trải đi là thêm trong thời sinh viên mà bỏ bê chuyện học hành, thành ra thành tích không cao. Còn có những người như con mọt sách, chỉ biết học nên là kinh nghiệm cuộc sống không có. Nhưng những kiến thức mà hộ tích lũy được trong nhà trường là có thật.
Họ giỏi là giỏi thật. Chỉ là khi đi làm chân tay còn lóng ngóng vì chưa có kinh nghiệm. Nhưng những người ấy là những người có đầu óc, tuyển họ tức là tạo cho họ làm quen. Chỉ cần kiên trì, cho họ một chút thời gian, chắc chắn khả năng tiếp thu của họ sẽ nhanh hơn nhiều, và không thể đoán được rằng, trong tương lai, họ sẽ thể hiện bản thân mình ra sao, thậm chí còn giỏi hơn những người từng có kinh nghiệm trước đó.
Chẳng vậy mà cô bạn tôi học cao đẳng xong, chạy vạy khắp nơi không xin được việc kia. Lý do vì sao, vì bây giờ sinh viên đại học đông như 'lợn con', người học đại học xong ra trường cũng đông như mối. Và trong số ấy, có quá nhiều người thất nghiệp, còn chưa xin được việc là dù ra trường đã mấy năm. Nếu mà tuyển người ta đã tuyển đại học chứ ai tuyển cao đẳng làm gì. Đại học còn nhan nhản, nói gì cao đẳng, đúng không?
Nói như vậy không có nghĩa là động viên hay khuyến khích gì cả. Chỉ là, một số người luôn quan niệm bằng cấp không quan trọng, quan trọng là có kinh nghiệm thực sự không đúng. Bây giờ người ta cũng coi trọng hình thức lắm chứ. Tuy anh giỏi nhưng anh lại không có chứng chỉ hay giấy tờ gì để chứng minh trình độ của anh thì quả thật, chuyện thăng tiến không dễ gì. Thế nên người ta mới đi học tại chức này nọ để có thể tiến xa hơn trong tương lai.
Nói như vậy không có nghĩa là động viên hay khuyến khích gì cả. Chỉ là, một số người luôn quan niệm bằng cấp không quan trọng, quan trọng là có kinh nghiệm thực sự không đúng.
(ảnh minh họa)
Bàn về chuyện bằng cấp thì muôn hình vạn trạng. Người khen, kẻ chê. Nhưng nói chung cũng tùy môi trường. Với những nơi họ chẳng cần cái bằng giỏi hay khá, chẳng cần đại học hay cao đẳng mà chỉ cần tay nghề thì lại khác. Còn có những nơi, người ta tuyển người nhờ vào bằng, giá trị bằng và rồi họ sẽ đào tạo cũng như đào thải dần. Đó cũng là chiến lược.
Bây giờ đi tuyển việc mà bảo không có cái bằng thì thật khó mà được nhận. Quan trọng là vừa có bằng vừa có kinh nghiệm thì đúng là tuyệt vời. Không dễ gì mà đạt được thành tích tốt khi ra trường, bởi nhà trường đại học nào cũng đào tạo một cách khắt khe. Thế nên, chuyện xếp loại bằng cũng là một căn cứ tốt, không nên đánh đồng các loại bằng cấp và các hạng bằng cấp khác nhau, nên ‘tùy cơ ứng biến’.
Nam Châm
Mời đọc bài viết hay, hấp dẫn của Eva tám tại đây: