Muốn thành công nhưng lại cảm thấy lười biếng, tạm biệt ngay 7 thói quen này

Bảo Anh. - Ngày 13/09/2024 19:00 PM (GMT+7)

Từ bỏ những thói quen này sẽ giúp bạn trở thành một phiên bản tốt hơn, cân bằng hơn của chính mình. Nhớ rằng, trên hành trình hướng tới thành công, điều quan trọng cần nhớ là sự thay đổi không thể diễn ra chỉ sau một đêm.

1. Sự trì hoãn

Muốn thành công nhưng lại cảm thấy lười biếng, tạm biệt ngay 7 thói quen này - 1

Chúng ta đều có lúc trì hoãn việc này, việc kia. Nhưng khi sự trì hoãn trở thành thói quen, nó có thể cản trở nghiêm trọng đến thành công của chính chúng ta. Theo các chuyên gia, sự trì hoãn còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của chúng ta, làm tăng mức độ căng thẳng và lo lắng.

Bạn có thấy mình thường xuyên trì hoãn mọi việc đến phút cuối không? Nếu câu trả lời là có thì đã đến lúc phải thay đổi. Nhận thức được thói quen trì hoãn của mình là bước đầu tiên để bạn thay đổi. Chúng ta cần hiểu lý do tại sao mình lại tránh một số nhiệm vụ nhất định và sau đó thực hiện các bước cần thiết để vượt qua những rào cản này.

2. Bỏ bê việc tập thể dục

Khi cuộc sống trở nên bận rộn, việc tập thể dục có thể là lựa chọn đầu tiên bạn muốn bỏ qua trong danh sách ưu tiên. Tuy nhiên, bỏ bê hoạt động thể chất chính là con đường một chiều dẫn bạn đến sự lười biếng. Khi bạn thiếu hoạt động thể chất, mức năng lượng trong bạn sẽ giảm theo. Bạn sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi hơn, không muốn tập thể dục và khi không tập thể dục, bạn lại càng mệt hơn.

Chỉ bạn mới có thể kết thúc vòng luẩn quẩn này. Dù là 20 phút mỗi ngày để chạy quanh khu bạn sống, tập yoga hay đơn giản là thực hiện các động tác giãn cơ, bạn sẽ sớm nhận thấy sự khác biệt đáng kinh ngạc. Không chỉ năng lượng của bạn tăng lên mà khả năng tập trung và hiệu quả làm việc của bạn cũng tăng theo. 

Theo bác sĩ John Ratey, chuyên gia tâm thần học của Đại học Harvard: “Tập thể dục là điều tốt nhất bạn có thể làm cho não bộ của mình về mặt tâm trạng, trí nhớ và khả năng học tập”.

3. Sống với cái tôi lớn

Cái tôi có xu hướng khiến chúng ta đánh giá quá cao khả năng của mình trong khi đánh giá quá thấp những thiếu sót. Điều này có thể ngăn cản chúng ta học hỏi và phát triển.

Tạm biệt cái tôi lớn của mình không có nghĩa là đánh mất lòng tự trọng. Đó là việc thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều có điều gì đó để học. Thái độ khiêm tốn này có thể là động lực mạnh mẽ dẫn bạn đến thành công.

4. Đa nhiệm

Muốn thành công nhưng lại cảm thấy lười biếng, tạm biệt ngay 7 thói quen này - 2

Trong thế giới bận rộn ngày nay, khả năng làm nhiều việc cùng lúc thường được coi là một kỹ năng thiết yếu. Nhưng thực tế là bạn càng làm nhiều việc cùng lúc, bạn càng đạt năng suất kém hơn.

Các nghiên cứu đã chỉ ra bộ não của chúng ta không được thiết kế để xử lý nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Mỗi khi chúng ta chuyển đổi giữa các nhiệm vụ, não cần thời gian để tập trung lại và điều này có thể dẫn đến những sai sót và khiến bạn giảm năng suất.

Vì vậy, thay vì cố gắng làm thật nhiều việc cùng một lúc, bạn hãy thử tập trung vào từng việc một. Cách tiếp cận này cho phép bạn tập trung hoàn toàn vào nhiệm vụ đang làm, mang lại kết quả tốt hơn và ít tạo ra căng thẳng hơn. Nhớ rằng, vấn đề không phải là làm nhiều việc cùng một lúc mà là làm tốt từng việc. 

5. Ám ảnh bởi sự hoàn hảo

Trên thực tế, việc theo đuổi sự hoàn hảo thường dẫn đến sự trì hoãn, căng thẳng và cảm giác bất lực. Thay vì tập trung vào việc làm những gì tốt nhất có thể, chúng ta lại chìm vào nỗi sợ mắc lỗi hoặc không đạt được kỳ vọng không thực tế kia. Các nhà tâm lý học gọi đây là “sự tê liệt vì chủ nghĩa hoàn hảo”.

Nỗi sợ không hoàn hảo thực sự có thể ngăn cản chúng ta hành động và tiến bộ. Vì vậy, thay vì phấn đấu đạt đến sự hoàn hảo, người khôn ngoan hướng tới sự tiến bộ. Họ chấp nhận sự thật rằng sai lầm là một phần tự nhiên của quá trình học tập và phát triển. 

6. Tránh sự khó chịu

Bản chất của con người là tìm kiếm sự thoải mái và tránh xa sự khó chịu. Nhưng nếu muốn đạt được thành công, đôi khi chúng ta phải bước ra khỏi vùng an toàn của mình.

Việc luôn tránh né sự khó chịu có thể hạn chế cơ hội phát triển và học hỏi của chúng ta, khiến chúng ta mắc kẹt trong những thói quen quen thuộc và ngăn cản chúng ta theo đuổi mục tiêu của mình.

Vậy làm sao để chúng ta có thể từ bỏ thói quen này? Hãy bắt đầu bằng cách thử thách bản thân từ những việc nhỏ như đảm nhận một dự án mới tại nơi làm việc, thử một bài tập luyện mới hoặc học một kỹ năng mới. Những bước nhỏ này có thể giúp bạn thoải mái hơn với sự khó chịu và mở ra những cơ hội mới để phát triển trong tương lai. 

7. Bỏ bê việc chăm sóc bản thân

Trong hành trình tìm kiếm thành công, chúng ta dễ dàng bỏ qua việc chăm sóc bản thân. Chúng ta đẩy mình đến giới hạn, hy sinh giấc ngủ, chế độ dinh dưỡng và sự thư giãn để đổi lấy năng suất.

Nhưng vấn đề là việc bỏ bê chăm sóc bản thân đó sẽ không dẫn bạn đến thành công mà chỉ khiến bạn kiệt sức. Nhớ rằng, chăm sóc bản thân không phải thứ gì xa xỉ mà là một điều cần thiết. Nó cho phép chúng ta nạp lại năng lượng để làm việc hiệu quả hơn về lâu về dài.

Bạn có thấy mình hay bỏ bữa, ngủ ít hoặc quên mất thời gian thư giãn không? Nếu câu trả lời là có, đã đến lúc phải thay đổi. Hãy bắt đầu ưu tiên việc chăm sóc bản thân như một phần trong thói quen hàng ngày của bạn. Chăm sóc bản thân không phải là ích kỷ mà là điều cần thiết để bạn thành công.

Muốn hạnh phúc hơn, quan hệ thân đến mấy cũng nên nói lời tạm biệt với 7 kiểu bạn bè này
Những người mà chúng ta chọn để ở bên có thể nâng đỡ hoặc hạ bệ chúng ta. Điều quan trọng là chúng ta có quyền lựa chọn những người sẽ ở lại trong...

Tư duy thông minh

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh