"Bắt bài" đối phương đang nói dối cực dễ qua 7 ngôn ngữ cơ thể

Nguyễn Hường - Ngày 07/11/2020 11:00 AM (GMT+7)

Chỉ cần chút kỹ năng quan sát, bạn sẽ dễ dàng nhận ra liệu có phải đối phương đang nói dối mình thông qua các ngôn ngữ cơ thể này.

Tránh giao tiếp bằng mắt

amp;quot;Bắt bàiamp;quot; đối phương đang nói dối cực dễ qua 7 ngôn ngữ cơ thể - 1

Những người không trung thực, đang che giấu điều gì đó thường hay lo lắng và dễ bộc lộ qua ánh mắt. Họ sẽ tránh giao tiếp bằng mắt vì đang bối rối, sợ rằng nhìn vào mắt của người kia sẽ bị bại lộ.

Tuy nhiên, với những kẻ nói dối chuyên nghiệp, họ rất tự tin và thậm chí sẽ giữ giao tiếp bằng mắt quá nhiều. Họ có thể sẽ cố mở to mắt bởi họ nghĩ rằng làm cách đó sẽ khiến bạn dễ tin rằng điều họ đang nói là sự thật, cố tìm cách làm cho ánh mắt của mình có vẻ chân thành hơn.

Nếu trong một cuộc đối thoại, bạn thấy đối phương giao tiếp bằng mắt một cách gượng ép, tránh né hay quá nhiều, hãy coi chừng về sự thật những điều họ đang nói.

Chạm tay vào mũi, che miệng

amp;quot;Bắt bàiamp;quot; đối phương đang nói dối cực dễ qua 7 ngôn ngữ cơ thể - 2

Hành động này gần như là bản năng khi con người chúng ta có xu hướng chạm vào mũi hay che miệng khi nói dối.

Cử chỉ chạm tay vào mũi thường thể hiện tâm lý của người đó đang có chút bối rối, vội vàng. Việc che miệng khi nói có thể là hành vi tố cáo họ đang nói dối, dường như muốn che giấu để những lời nói dối không bị lộ ra.

Nguyên nhân của điều này chính là ai đó nói dối về cảm xúc của mình, nhiệt độ của mũi và miệng sẽ tăng lên khiến cho người nói dối vô tình đưa tay lên sờ, gãi.

Trong trường hợp bạn đang nói mà đối phương lại lấy tay che miệng họ, điều này có nghĩa rằng họ đang không tin tưởng vào những điều bạn nói.

Nghiêng đầu

Họ sẽ thực hiện hành động này khi muốn kéo dài thời gian đưa ra câu trả lời. Nói ra sự thật sẽ rất nhanh nhưng khi nói dối, họ phải nghĩ ra những câu chuyện theo chiều hướng mà mình mong muốn. Người nói dối có thể nghiêng đầu để kéo dà thời gian, hy vọng bạn chú ý đến cử chỉ này hơn, khoan dung hơn với họ.

Hơi thở nhanh, gấp hơn bình thường

amp;quot;Bắt bàiamp;quot; đối phương đang nói dối cực dễ qua 7 ngôn ngữ cơ thể - 3

Một dấu hiệu nữa để bạn nhận biết liệu có phải đối phương đang nói dối mình không chính là thông qua hơi thở. Khi ai đó đang nói dối bạn, hởi thở của họ bắt đầu thở nhanh, gấp hơn. Khi nói dối, thần kinh của chúng ta sẽ căng thẳng, khiến tăng nồng độ adrenalin trong máu. Đây là chất trung gian thần kinh khiến sức co bóp của tim tăng. Hơi thở của người đang nói dối sẽ gấp gáp hơn do nhịp tim tăng, khí quản giãn ra, lồng ngực co rút.

Liếm môi, muốn uống nước

amp;quot;Bắt bàiamp;quot; đối phương đang nói dối cực dễ qua 7 ngôn ngữ cơ thể - 4

Khi ai đó nói dối, họ sẽ căng thẳng về tâm lý làm tăng sự nhu động hay sự căng các cơ thực quản có liên quan đến hành động nuốt. Điều này làm chậm quá trình sản xuất nước bọt, khiến họ cảm thấy miệng của mình rất khô.

Nếu bạn thấy ai đó có vẻ lúng túng và liên tục liếm môi, nuốt nước bọt một cách khó khăn khi phải trả lời câu hỏi, rất có thể người đó đang nói dối. Lúc này nếu bạn đưa cho họ một cốc nước, họ sẽ uống rất nhanh và sau đó trả lời trơn tru hơn.

Che các bộ phận dễ bị tổn thương

Khi một người nói sự thật, họ sẽ có các cử chỉ rất tự nhiên, nói chuyện một cách thoải mái. Tuy nhiên khi phải nói dối, "thêu dệt" ra một câu chuyện không hề có thật, họ sẽ bị căng thẳng. Thần kinh trung ương gửi tín hiệu đến cơ bụng, thậm chí có thể khiến họ cảm thấy đau do co thắt. Đây chính là lý do khi nói dối, họ sẽ có xu hướng che đi các bộ phận trên cơ thể dễ bị tổn thương như ngực, bụng, háng.

Giữ rất chặt đồ vật

Điều này xuất phát từ tâm lý cần bám chắc vào thứ gì đó khi chúng ta cảm thấy bất an, nguy hiểm. Khi ai đó nói dối, họ sẽ cảm thấy không an toàn, sợ bị người kia phát hiện. Nếu nhìn vào tay họ, bạn có thể sẽ thấy họ đang nắm chặt chiếc cốc trong tay hay bám rất chắc vào ghế ngồi. Họ làm điều này để cảm thấy đỡ lo lắng hơn.

Kỹ thuật đơn giản phát hiện ai là kẻ nói dối chỉ bằng 1 câu hỏi duy nhất
Tiến sĩ Jack Shafer, cựu chuyên gia phân tích hành vi của FBI, giải thích rằng phương pháp chính là việc bạn hãy hỏi một câu hỏi mà mình biết chắc câu...
Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giải mã ngôn ngữ cơ thể