Tại sao nói “cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày”?

Bảo Anh. - Ngày 25/11/2020 11:52 AM (GMT+7)

Bạn có thể giúp đỡ người khác khi khó khăn, giúp họ một bữa no để có sức khỏe. Thế nhưng với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ nên giúp đỡ. Sự ỷ lại chỉ khiến họ nghèo mãi hoàn nghèo, không có động lực để phát triển chính mình. 

Người xưa có câu: "Cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày". Chuyện nhờ vả, vay mượn, giúp đỡ lẫn nhau là điều thường tình trong các mối quan hệ xã hội. 

Trước đây, khi tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, việc gia đình này thiếu cơm, thiếu muối phải sang vay mượn hàng xóm cũng là lẽ thường tình. Chính trong những hoạt động như vậy, tình xóm giềng ngày càng thêm bền chặt.

Thế nhưng trong câu nói của người xưa đúc kết, vì sao lại "cho vay gạo nhưng không cho vay củi". Chẳng phải gạo, củi hay muối thì đều là đồ thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày sao? 

Tại sao nói “cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày”? - 1

Cho vay gạo chứ không cho vay củi.

Nghĩa đen của câu này rất đơn giản.

Nếu có người đến nhà bạn vay gạo thì bạn có thể cho vay, nhưng nếu người đó đến nhà bạn để vay củi thì đừng nên cho mượn. 

Trong 7 thứ thiết yếu "củi, gạo, dầu, muối, mắm, giấm và trà” thì củi vốn đứng hàng đầu, đại diện cho những điều cơ bản của cuộc sống.

Không có củi thì không có lửa để sưởi ấm và nấu ăn. Trong đời sống trước đậy, củi rất quan trọng đối với bất kỳ gia đình nào.

Hơn nữa, gạo không giống như củi. Bạn có thể cho vay 1 bát gạo, 2 bát gạo, cho vay bao nhiêu nhận về bấy nhiều song sẽ rất khó để cân đo củi chỉ theo những cách thông thường. Để tránh làm khó cho cả hai bên, tốt nhất nên ngầm tránh tình huống như vậy ngay từ đầu.

Nhưng xét về nghĩa sâu xa hơn, câu nói này chính là mang ý nghĩa "giúp đỡ người nghèo, không giúp đỡ người lười".

Củi rất quan trọng trong đời sống song không phải là thứ hiếm. Chỉ cần bạn chăm chỉ, chịu khó đi nhặt thì sẽ chẳng thiếu củi để sử dụng trong nhà. Người đi vay củi ở đây chính là để chỉ những người lười biếng, không muốn lao động, ỷ lại vay mượn để có được miếng ăn.

Bạn có thể giúp đỡ người khác khi khó khăn, giúp họ một bữa no để có sức khỏe. Thế nhưng với người lười biếng, đến việc nhặt củi cũng không muốn làm thì đừng bao giờ nên giúp đỡ. Sự ỷ lại chỉ khiến họ nghèo mãi hoàn nghèo, không có động lực để phát triển chính mình. 

Câu nói này đến nay vẫn luôn còn giá trị. Có nhiều người vì hoàn cảnh khó khăn mà nhận được sự giúp đỡ, từ tiền bạc đến được tạo điều kiện để học nghề, cho cây giống, con giống. Thế nhưng cái nghèo sẽ không bao giờ thoát họ khi chính bản thân họ cũng không muốn phải động tay, động chân. Cho tiền thì đem đi đổi rượu, tiêu xài hoang phí, cho cây, con giống thì nuôi trồng theo kiểu "được thì được, không được thì thôi", không chú tâm chăm sóc. 

Giúp người là tốt, nhưng hãy trao lòng tốt đúng cách, đúng người. 

Tại sao nói “cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày”? - 2

"Cho mượn áo, không cho mượn giày". 

Vì sao bạn có thể cho người khác mượn quần áo của mình nhưng lại từ chối việc cho họ mượn giày?

Thế hệ những người lớn tuổi ở nông thôn vẫn cho rằng quần áo sẽ mang lại may mắn cho trẻ em. Cho người khác mượn quần áo chính là nhân thêm may mắn, lan tỏa tới những người xung quanh. Vì vậy, mượn quần áo nghĩa là mượn vận may mà không ảnh hưởng đến tài lộc. Họ không ngại để cho người khác mượn quần áo, trong khi đó giày dép thì không. 

Ở thời cổ đại, bàn chân là bộ phận rất riêng tư, giày dép được coi trọng như quần áo mặc trên người. Từ những ngày y học chưa phát triển như bây giờ, con người đã biết đến loại bệnh lang beng rất dễ lây lan và khó chữa. Việc cho người khác mượn giày có thể khiến bạn bị nhiễm nấm da chân.

Hơn nữa, ngày xưa đa số ai cũng đi dép rơm. Đó là thứ mà bạn chỉ cần chăm chỉ là có thể làm được một cách nhanh chóng. Điều này cũng giống như lý do vì sao không nên cho mượn củi. 

Bên cạnh đó, giày dép thường được làm theo đúng kích cỡ chân của từng người. Quần áo mặc rộng chút không sao, giày dép mà rộng sẽ gây cản trở cho việc đi lại, hoạt động. Sẽ khó để cho người khác mượn đôi giày vừa vặn với chân của họ. 

Tất nhiên, trong thời đại phát triển như ngày nay, người ta không còn mượn nhau đấu gạo hay manh quần, tấm áo. Tuy nhiên câu nói “cho vay gạo không cho vay củi, cho mượn áo không cho mượn giày” vẫn luôn còn giá trị. Đó là để nhắc nhở bạn trước khi cho ai vay mượn, giúp đỡ hãy xét xem, liệu họ có xứng đáng nhận được sự giúp đỡ đó không. Vay - mượn không chỉ thể hiện sự tu dưỡng đạo đức, mà còn nói lên sự báo đáp của người được vay.

Ở đời có 5 kiểu ân huệ, cố gắng giúp người là hại chính mình!
Có câu nói: "Thông minh là một món quà còn lòng tốt là sự lựa chọn". Lòng tốt cần được đặt vào đúng chỗ, đúng người và đúng việc. Ở đời có 5 loại ân...
Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống