Bạn có thể cảm thấy cuộc sống căng thẳng hơn khi không có tiền tiết kiệm. Khi bạn gặp phải biến cố và ngay lập tức nhận ra mình không hề có tiền tiết kiệm, điều đó thực sự đáng sợ. Trên thực tế, ngày càng có nhiều người không có tiền tiết kiệm. Cảm giác đ
Bên cạnh cảm giác căng thẳng khi không có tiền tiết kiệm, nếu bạn muốn bắt đầu lại từ đầu, điều đó có thể khó khăn để xây dựng kế hoạch cho một tương lai tài chính vững chắc. Tuy nhiên, tin tốt là bạn có thể tiết kiệm ở bất kỳ thời điểm nào, ngay cả khi bạn chưa từng làm được điều đó.
Điều quan trọng là thay vì tập trung vào những sai lầm tài chính trong quá khứ, hãy tập trung vào việc tiến về phía trước và kiểm soát tài chính của bạn. Dưới đây là 6 việc bạn cần làm ngay
1. Biết vị trí của mình
Việc bạn muốn bắt tay vào để cải thiện tình hình tài chính thực sự là một bước tiến lớn và đúng hướng. Khi sẵn sàng để kiểm soát tài chính của mình, đã đến lúc bạn cần xem xét kỹ hơn về tình hình tài chính hiện tại.
Để hiểu rõ hơn về tình hình tài chính hiện tại, điều quan trọng là bạn phải tính toán giá trị tài sản ròng của mình. Đầu tiên, hãy sắp xếp các khoản nợ mà bạn đang có. Tiếp theo là kiểm đến tài sản của bạn. Cuối cùng là trừ các khoản nợ phải trả khỏi tài sản của bạn.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra vị trí của mình. Nếu giá trị ròng của bạn là âm, điều đó cũng không sao. Nhiều người thành công đã bắt đầu xây dựng tương lai của mình từ giá trị ròng âm. Nếu bạn thấy rằng bạn có giá trị ròng dương, bạn đang ở trong tình trạng tài chính tốt hơn mình tưởng vì bạn vẫn đang có khoản tiết kiệm ở đâu đó.
Nhớ rằng, bất kể bạn bắt đầu từ đâu, điều quan trọng là hướng về tương lai của mình. Nếu bạn bắt đầu từ 0 hoặc giá trị ròng âm, đừng ép mình phải lật ngược tình hình trong một sớm một chiều. Trên thực tế, xây dựng tương lai tài chính tốt hơn là một quá trình và bắt đầu càng sớm, sẽ càng đến đích nhanh hơn.
2. Đánh giá lối sống của bạn
Sau khi bạn đã biết mình đang ở đâu, giờ thì bạn cần biết mình đã làm gì. Việc đi sâu hơn vào thói quen chi tiêu sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tình hình tài chính của mình. Bạn có đang chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết không? Bước đầu tiên chính là lập kế hoạch để đảm bảo rằng bạn không chi tiêu nhiều hơn thu nhập. Nếu không, bạn sẽ rất dễ mắc nợ một cách nhanh chóng. Hãy tìm cách cắt giảm chi tiêu mà không làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn.
Thay vì cắt bỏ tất cả những niềm vui trong cuộc sống, hãy xem đây là một thử thách mới và tiết kiệm một cách sáng tạo hơn. Bạn cần phải hiểu tiền của bạn đang đi đâu để bắt đầu tiết kiệm thành công hơn.
3. Lập ngân sách
Ngân sách là rất quan trọng để giúp tài chính của bạn đi đúng hướng. Mặc dù có vẻ hạn chế khi bắt đầu lập ngân sách, bạn sẽ cần phải tìm một phương pháp lập ngân sách phù hợp với mình để bắt đầu tiết kiệm thành công.
Ban đầu, việc lập ngân sách có thể khó nhưng điều này rất quan trọng. Có nhiều cách khác nhau để bạn lập ngân sách và hãy tìm ra cách phù hợp nhất với mình. Khi xây dựng ngân sách, bạn sẽ cần tìm những cách mới để tiết kiệm tiền như cắt bỏ bất kỳ đăng ký nào bạn không còn sử dụng hoặc sử dụng không thường xuyên hay tự nấu ăn nhiều hơn, tận dụng phiếu giảm giá.
4. Xây dựng quỹ khẩn cấp
Một quỹ khẩn cấp là loại tiết kiệm đầu tiên bạn nên xây dựng. Suy cho cùng, đó là tuyến phòng thủ tài chính đầu tiên của bạn trước những trường hợp khẩn cấp như xe hỏng hay sức khoẻ gặp vấn đề.
Nếu bạn chưa có khoản tiết kiệm nào, đây nên là ưu tiên hàng đầu của bạn. Có quỹ khẩn cấp, bạn sẽ tránh khỏi việc bối rối và lâm vào vòng nợ nần khi gặp sự cố. Dù cuộc sống có xô đẩy ra sao, bạn cũng sẽ có phàn an tâm hơn khi có sự chuẩn bị trước.
Bạn có thể bắt đầu với quỹ khẩn cấp trị giá 5 triệu đồng hoặc bất kỳ con số nào bạn thấy trong khả năng. Sau đó, khi đã xử lý tốt hơn vấn đề tài chính của mình, hãy xây dựng quỹ khẩn cấp có giá trị ít nhất từ 3 đến 6 tháng sinh hoạt phí và cất giữ số tiền này an toàn trong tài khoản tiết kiệm của mình.
5. Trả hết nợ
Nếu bạn có gánh nặng nợ nần lớn, việc đạt được các mục tiêu tài chính khác của bạn sẽ bị cản trở. Nếu bạn muốn tiết kiệm tiền trong dài hạn, bạn cần loại bỏ bất kỳ khoản nợ nào.
Khi đã sẵn sàng để xây dựng một tương lai tài chính tốt hơn, hãy từng bước loại bỏ các khoản nợ. Bạn sẽ cần phải tìm một chiến lược trả nợ phù hợp với mình. Một gợi ý là chiến lược quả cầu tuyết, trong đó bạn sẽ giải quyết các khoản nợ từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Quan trọng là tìm ra chiến lược phù hợp với bản thân.
Khi đã trả hết nợ, bạn sẽ dễ dàng hơn để tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn. Bạn không chỉ giảm được các khoản thanh toán nợ hàng tháng mà còn tránh được các khoản lãi suất cao làm ảnh hưởng đến tương lai tài chính của mình.
6. Tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn
Nếu bạn đang bắt đầu tiết kiệm từ con số 0, những mục tiêu tiết kiệm quá lớn dường như là điều không thể đạt được. Ví dụ như những năm tháng nghỉ hưu không phải lo lắng về tiền bạc dường như xa vời khi bạn thậm chí chưa có đồng tiền tiết kiệm nào. Song điều quan trọng là phải bắt đầu tiết kiệm cho các mục tiêu dài hạn của bạn ngay bây giờ. Dù mục tiêu dài hạn của bạn là gì, hãy cân nhắc khoản đó trong ngân sách của bạn khi bạn bắt đầu tăng tiết kiệm.