Ứng xử khôn ngoan khi công sở chia bè kết phái hơn cả "cuộc chiến chốn thâm cung"

Bảo Anh. - Ngày 03/08/2020 12:15 PM (GMT+7)

Với những điều không thể giải quyết tận ngọn, hãy học cách tồn tại cùng nó. Quan trọng, công ty vẫn là nơi đòi hỏi những người làm việc chuyên nghiệp, là nơi trả lương cho bạn hàng tháng nên đừng quên đến những cống hiến mình cần đóng góp. 

Ai đi làm cũng mong có được một môi trường làm việc lý tưởng, giúp bản thân có thể học hỏi được nhiều điều, phát huy được năng lực vốn có của mình. Đã đi làm, chuyện khác biệt quan điểm, cạnh tranh hay thậm chí chút bất đồng là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, có mâu thuẫn mới có phát triển. 

Chấp nhận chút sóng gió trong môi trường công sở song không phải ai đi làm cũng có cách ứng xử khôn ngoan trước chuyện công ty chia bè kết phái như "hậu cung tranh đấu". Nhiều người còn không ngần ngại thổ lộ: Không phải bị sếp không trọng dụng, đồng nghiệp đố kỵ mà đứng trước cuộc chiến chia bè kết phái mới thực sự là ác mộng! 

Mắc kẹt với những “cuộc chiến chốn thâm cung”

Ngày mới chuyển vào công ty, Ngân Hà từng thấy mình rất may mắn khi được làm chung với những đồng nghiệp thân thiện, tốt tính, cấp trên thì tài giỏi. Ở chi nhánh cô làm việc, có hai người sếp tuy hơi nóng tính nhưng thực sự là những người rất có năng lực. Cô đã học hỏi được nhiều điều khi vào đây làm việc. Thế nhưng mộng chưa được bao lâu đã vỡ khi Ngân Hà biết mình đang bị kẹt cứng giữa bè phái ngay tại nơi làm việc. 

Ứng xử khôn ngoan khi công sở chia bè kết phái hơn cả amp;#34;cuộc chiến chốn thâm cungamp;#34; - 1

Chuyện là trong một lần đang "mắt kẹt" tại nhà vệ sinh vì chứng táo bón, cô nàng công sở vô tình "hóng" được chuyện từ mấy chị làm cùng.

"Thấy cái váy hôm nay sếp C. mặc chưa? Ai không biết lại tưởng chị ấy vừa ngủ dậy vội đến công ty ấy chứ. Công việc bận rộn quá cơ".

"Ừ đấy! Chồng thì ngày càng hồi xuân mà nom vợ đến là chán. Làm việc lắm, kiếm tiền lắm để mà làm gì. Có khi chồng nó cắm cho đầy sừng mà không biết ấy chứ". 

Nghe những câu nói vô cùng động chạm được hai chị thốt ra ngay nơi chẳng hề kín đáo gì, Ngân Hà không khỏi sốc. Cô không hề biết rằng giữa hai người sếp mà cô luôn tôn trọng và ngưỡng mộ là những cuộc tranh giành quyền lực ngầm và bên nào cũng có phe, có cánh cả. 

Sếp C. và sếp N, hai người sếp của cô đều có những lợi thế riêng, được phía tổng công ty đánh giá cao năng lực. Bản thân giữa hai người sếp này có lẽ không có gì nhiều ngoài việc đua nhau bằng năng lực và trình độ, song "bộ sậu" kia thì đưa câu chuyện lên một tầm khác, chẳng khác gì "cuộc chiến chốn châm cung". 

Vậy là đi từ bất ngờ này đến sững sờ khác. Sau buổi vô tình "hóng" tin được giữa lúc "lòng đang bộn bề", Ngân Hà phát hiện những người đồng nghiệp mà cô vẫn luôn nghĩ rằng rất thân thiện, dễ gần hóa ra là những bà "tám" chính hiệu, những kẻ bằng mặt nhưng không bằng lòng. Họ có thể cười nói như không có chuyện gì xảy ra nhưng tất cả chỉ là trước mặt. Nhìn bề ngoài, môi trường có vẻ rất bình yên, tình đồng nghiệp thắm thiết song bên trọng lại chẳng hề yên ả chút nào.  

Từ chuyện tranh đua nhau trong công việc, các phe phái bắt đầu chuyển sang soi đời tư của nhau. Chỉ một chút mệt mỏi hiện lên trên gương mặt sếp ngày đầu tuần hay vài status thấm tâm trạng xuất hiện là đủ để hội bà "tám" suy luận ra đủ thứ, từ gia đình lục đục đến "hay là có bồ!". 

Học cách “sống chung với lũ”

Để nói về nguyên nhân của những xung đột dẫn đến việc chia bè kết phái nơi công sở, có lẽ phải có đến 7749 lý do. Có thể là xung đột lợi ích, có thể là khác biệt trong lối suy nghĩ, cư xử hay đơn giản, có thể là "nhìn đã không ưa".

Thực tế là, chuyện chia bè kết phái, những cơn sóng ngầm là điều hết sức bình thường tại môi trường công sở. Đã đi làm, đừng ngây thơ và đòi hỏi đó phải là gia đình thứ hai của mình, nơi mọi người quý mến nhau như ruột thịt, không có sự cạnh tranh. Hãy nhớ rằng, ngay cả trong gia đình, giữa cha mẹ với con cái cũng không tránh khỏi lúc nảy sinh tranh cãi. 

Đừng bắt bản thân phải yêu quý tất cả mọi người hay mọi người phải yêu quý mình. Thay đổi cả chục con người ở công ty, khiến họ yêu thương nhau là điều gần như không thể. Thay vì nỗ lực làm điều quá khó đó, hãy học cách "sống chung với lũ". 

Ứng xử khôn ngoan khi công sở chia bè kết phái hơn cả amp;#34;cuộc chiến chốn thâm cungamp;#34; - 2

Đầu tiên, hãy để ý, quan sát một chút để có thể tinh tế nhận ra "những cơn sóng ngầm" ở công ty. Bạn cần biết ai không thích ai, ai với ai là một hội, ai sẽ "nhảy dựng" lên mỗi khi bị động chạm. Điều này nghe có vẻ khó song sự thật là những điều đó sẽ dễ dàng bộc lộ ra chỉ qua những hành động, câu nói nhỏ. 

Tiếp theo đó, đừng biến mình thành một trong những nhân vật chính của câu chuyện đầy "drama" kia. Tốt nhất giữ quan điểm trung lập, đối xử khéo léo với các bên và không tham gia nói xấu, thêu dệt sóng gió về bất cứ phe nào. Cần nhớ rằng, chúng ta đi làm là để làm gì. Điều căn bản bạn cần quan tâm là phát triển được bản thân, đưa công ty ngày càng thành công hơn nữa.

Với những điều không thể giải quyết tận ngọn, hãy học cách tồn tại cùng nó. Quan trọng, công ty vẫn là nơi đòi hỏi những người làm việc chuyên nghiệp, là nơi trả lương cho bạn hàng tháng nên đừng quên đến những cống hiến mình cần đóng góp. 

Song, cuộc đời không phải là một cuốn sách và nếu như bạn luôn chơi đẹp giữa một rừng những tiểu xảo, chiêu trò thì đó cũng không phải lối ứng xử khôn ngoan. Hãy quan sát một chút, để ý một chút và chọn cách cư xử lựa theo tình hình. Đó mới chính là điều một người nhân viên khôn ngoan làm để "sống sót" nơi công sở. 

Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp
Giao tiếp trong môi trường công sở, đặc biệt là với cấp trên cần rất lưu ý trong cả cách nói và biểu cảm. Một lời nói bất cẩn của bạn hoàn toàn có thể...
Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở