Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp

Ngày 17/06/2020 11:50 AM (GMT+7)

Giao tiếp trong môi trường công sở, đặc biệt là với cấp trên cần rất lưu ý trong cả cách nói và biểu cảm. Một lời nói bất cẩn của bạn hoàn toàn có thể "đánh bay" mọi cố gắng mà bạn xây dựng thời gian qua.

Môi trường công sở dù là nơi thoải mái đến đâu vẫn cần đến cách hành xử chuyên nghiệp và thái độ tôn trọng. Cùng một câu nói nhưng hai cách diễn đạt khác nhau, thái độ khác nhau có thể khiến người đối diện hiểu theo 2 nghĩa đối lập. Chắc chắn không có ai muốn đi làm vướng phải những khó khăn khi cấp trên không ưa mình phải không?

Giao tiếp trong môi trường công sở, đặc biệt là với cấp trên cần rất lưu ý trong cả cách nói và biểu cảm. Một lời nói bất cẩn của bạn hoàn toàn có thể "đánh bay" mọi cố gắng mà bạn xây dựng thời gian qua. Ngay cả trong hoàn cảnh giữa hai bên phát sinh bất đồng quan điểm, người khôn ngoan vẫn sẽ có cách để thể hiện quan điểm của mình, thuyết phục mà không làm mất lòng cấp trên. Dưới đây là những câu nói tốt nhất bạn không nên "hé răng" với sếp: 

"Em không muốn làm việc cùng anh ấy/chị ấy"

Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp - 1

Công sở là môi trường khá phức tạp, đòi hỏi bạn phải khéo léo để có mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên cũng như đồng nghiệp. Mỗi ngày chúng ta dành ít nhất 8 tiếng để gặp gỡ, làm việc cùng đồng nghiệp nên chuyện phát sinh mâu thuẫn là điều hoàn toàn khó tránh. Bạn có thể không thích anh A vì tính cách hay kể lể, khó chịu với cô nàng bàn bên vì thói ki bo. Điều đó hoàn toàn thuộc về quyền cá nhân của bạn. Thế nhưng đừng nói với sếp rằng "Em không muốn làm việc cùng anh ấy/chị ấy".

Chúng ta đi làm chứ không phải đi chơi và ở công sở đòi hỏi sự chuyên nghiệp. Giải quyết một cách trẻ con bằng câu nói trên sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng bạn đang đưa ra yêu sách cho họ "hoặc em hoặc anh ta/cô ta". 

Thay vào đó, hãy giải quyết mối quan hệ xấu giữa bạn và người đồng nghiệp chưa hay nếu không thể thì cũng hãy làm việc một cách chuyên nghiệp, công tư rạch ròi. Trong trường hợp chuyện tế nhị hơn khi bạn từng bị nam đồng nghiệp kia quấy rối, hãy hẹn cấp trên một cuộc hẹn riêng và trình bày lý do để nhận được sự thông cảm. 

“Đây không phải là việc của em mà, của chị A, anh X…”

Đây không phải là câu người khôn ngoan nói với cấp trên. Có thể bạn đang rất bận rộn với những công việc đúng chức năng của mình và đó quả thực là yêu cầu không nằm trong nhiệm vụ của bạn thì cũng luôn nhớ giữ thái độ cở mở. Việc từ chối như này chỉ thể hiện sự vô trách nhiệm, thiếu chuyên nghiệp khi nhìn từ góc độ quản lý.

Trong một tập thể, điều quan trọng là cùng hỗ trợ nhau để phát triển ngày càng vững mạnh. Sao bạn không nghĩ rằng cấp trên yêu cầu mình làm việc đó là có lý do và tin rằng bạn có năng lực để giải quyết?. Trong mọi tình huống, hãy thể hiện mình là người có tinh thần làm việc theo nhóm, cầu thị và sẵn sàng giúp đỡ người khác.

Tất nhiên, có thể bạn sẽ không hoàn thành việc đó tốt như mong đợi song đừng lo vì cấp trên vẫn sẽ ghi nhận công sức của bạn. Một lời từ chối cụt lủn, vô trách nhiệm rất dễ đẩy bạn vào “danh sách đen” của sếp đấy!

“Đó không phải là lỗi của em...”

Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp - 2

Cần nhớ rằng, khả năng thừa nhận mình sai, không biện minh hay đổ lỗi cho người khác chính là dấu hiệu của sự người trưởng thành. Đừng nghĩ rằng nhận sai có nghĩa là đối phương sẽ đánh giá thấp bạn hay chì chiết vì lỗi sai đó. Quan trọng là thái độ của bạn và những điều bạn làm sau đó.

Nếu đó là lỗi của bạn, việc chối tội "Đó không phải là lỗi của em" sẽ khiến bạn trở nên vô trách nhiệm và không đáng tin cậy. Thay vào đó, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa sai, dùng thành tích xuất sắc sau đó để chuộc lỗi. Ngay cả khi bạn phạm sai lầm, bạn vẫn nhận được niềm tin và sự tôn trọng từ cấp trên cũng như các đồng nghiệp khác. 

Vậy còn nếu lỗi đó thực sự không phải do bạn mà là thuộc về đồng nghiệp? Bạn hoàn toàn có thể đề cập một cách kín đáo và tế nhị trong những tình huống khác thay vì đổ lỗi trực tiếp lúc này. Hành động đó sẽ khiến bạn như đang tìm cách để thoái thác trách nhiệm, làm mọi thứ chỉ để bảo vệ lợi ích của bản thân mình.

Cấp trên sẽ đánh giá bạn cao hơn khi bạn có khả năng nhìn nhận ra sai lầm. Cùng là một câu nói song cấp trên sẽ thấy thoải mái hơn khi bạn nói rằng: “Dù sao em cũng thấy mình có lỗi trong chuyện này vì đã…” hay "Em đã bỏ lỡ chi tiết này. Em sẽ sửa theo hướng...". 

“Em không hiểu tại sao anh/chị lại nói điều đó?”

Họa từ miệng mà ra, người khôn ngoan chớ dại nói 5 câu này với sếp - 3

Dù cố ý hay không thì câu nói "Em không hiểu tại sao anh/chị lại nói điều đó" cũng sẽ khiến cấp trên nghĩ rằng bạn đang thể hiện sự mỉa mai dành cho họ. Sẽ thật tệ nếu như bạn nói câu đó kèm theo thái độ như nhún vai hay lắc đầu. 

Cần nhớ, dù sếp có nói điều gì không đúng thì cũng đừng bao giờ công khai chỉ trích, chỉnh sếp trước mặt người khác. Không có ai là toàn diện và ngay cả một người sếp có năng lực cũng có thể đưa ra những nhận định chưa chính xác về một mảng họ không chuyên.

Nếu có lời muốn đóng góp, hãy chọn thời điểm tế nhị hơn thay vì lúc có đông người. Không mất gì một câu nói, sẽ khôn ngoan hơn nhiều khi bạn nói: "Em không biết thế này có đúng không, nhưng em hiểu là….". Người sếp của bạn sẽ biết điều mình đang nói có vấn đề, cân nhắc lại và sửa chữa thay vì nổi cáu lên với bạn vì thiếu tôn trọng. 

“Bây giờ đã hết giờ làm việc rồi mà anh/chị...”

Để có một cuộc sống hạnh phúc, cần biết phân định giữa công việc và cuộc sống và dành thời gian cho bản thân mình cũng như gia đình. Thế nhưng khi bạn chuẩn bị kết thúc ngày làm việc thì cấp trên bỗng xuất hiện và giao cho bạn một công việc đang gấp?

Đầu tiên hãy cần đánh giá mức độ quan trọng, gấp gáp của công việc rồi đưa ra quyết định thay vì từ chối một cách rất vô trách nhiệm với lý do "Hết giờ rồi mà!". Nếu công việc đó rất quan trọng và gấp, hãy thể hiện mình là một người làm việc chuyên nghiệp, sẵn sàng đóng góp công sức. Nếu công việc đó không quá gấp, hãy nói với sếp rằng bạn sẽ hoàn thành vào sáng hôm sau thay vì chỉ buông một lời từ chối cụt lủn. 

Chăm chỉ cày cuốc vẫn mãi nhân viên quèn vì không biết 5 chữ đừng nơi công sở
Có người từng nói với tôi rằng, cách tốt nhất để biến bạn bè của bạn thành kẻ thù là đưa họ những lời khuyên mà họ không muốn nghe. Không phải ai cũng...
Bảo Anh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở