Giang mai

Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Tổng quan

Giang mai là một trong năm bệnh hoa liễu cổ điển như lậu, hạ cam mềm , hột xoài và u hạt bẹn. Bệnh được phát hiện từ lâu nhưng mãi đến năm 1904 được Schaudinn và Hoffmann tìm ra xoắn khuẩn gây bệnh có tên khoa học là Treponema Pallidum, triệu chứng đặc trưng của  bệnh là săng và hạch. 

Giang mai là bệnh được liệt vào hạng “những kẻ phá hoại niềm vui phòng the tàn bạo nhất”. Giang mai là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

Các giai đoạn bệnh: 

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 4 tuần, sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Rất quan trọng để phát hiện và điều trị kịp thời. Biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu (với nam), môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (với nữ). Vết loét có đặc điểm nông, hình tròn hay bầu dục, bờ nhẵn, màu đỏ, không ngứa, không đau, không có mủ; đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn, cứng và không đau. Vết loét này có thể biến mất sau 6 đến 8 tuần kể cả không điều trị nên nhiều người tưởng lầm là khỏi bệnh, nhưng thực sự là vi khuẩn đã vào máu, bệnh vẫn tiếp tục phát triển với những biểu hiện khác.

Giai đoạn 2: Thường bắt đầu sau khi có vết loét từ 6-9 tháng, chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc.

Giai đoạn 3: Giang mai phát triển trong các phủ tạng như não, gan, cơ bắp tim mạch …, gây nên các bệnh cảnh khác nhau tùy bộ phận cơ thể bị nhiễm giang mai.

Riêng đối với phụ nữ mang thai, giang mai có thể gây sẩy thai, làm thai chết lưu, dị dạng. Khi sinh ra đời, đứa trẻ có thể bị điếc, mắc các bệnh về khớp và bị giang mai bẩm sinh.

Nguyên nhân

Chủ yếu do xoắn khuẩn Treponema pallidum lây truyền qua đường tình dục gây nên. Ngoài ra, xoắn khuẩn Treponema pallidum cũng có thể lợi dụng niêm mạc da, nơi bị tổn thương để xâm nhập vào cơ thể. Bệnh này cũng có thể lây truyền từ mẹ qua thai nhi trong lúc truyền máu.

Triệu chứng

Loét không đau

Đây là dấu hiệu nhiễm giang mai đầu tiên có thể quan sát thấy. Nam giới có thể nhận thấy vết loét ở dương vật và ban đầu, nó sẽ không gây đau. Ở phụ nữ vết loét có thể xảy ra ở ngay cổ tử cung hoặc trên môi ngoài của âm đạo. Thật không may, nếu vết loét này phát triển ở môi trong âm đạo, nó sẽ không thể được phát hiện. Ngoài ra, bạn có thể bị nổi ban trên khắp cơ thể.

Sốt

Trong gian đoạn thứ hai của bệnh, người bệnh có thể có các triệu chứng như sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch. Các triệu chứng có thể bắt đầu bằng mệt mỏi và cảm giác khó chịu kéo dài.

Rụng tóc

Các triệu chứng khác của giang mai giai đoạn 2 là rụng tóc, không chỉ trên đầu mà trong một số trường hợp thậm chí là rụng lông mi và lông mày.

Đau cơ

Ngoài sốt và loét họng, người bệnh có thể bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận khác nhau của cơ thể.

Chán ăn

Giang mai có thể gây sút cân ở giai đoạn 2. Khi bệnh tiến riển đến giai đoạn này, người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.

Giang mai thần kinh

Giang mai có thể được điều trị bằng kháng sinh. Nếu không được điều rị, nó có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh trong giai đoạn 3. Khi vi khuẩn nhiễm vào hệ thần kinh, tình trạng này được gọi là giang mai thần kinh. Nó có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác của cơ thể và có thể suy giảm thính lực trong một số trường hợp. Các triệu chứng khác gồm suy giảm trí nhớ, khó nói và run.

Rối loạn thị lực do giang mai thần kinh

Trong một số trường hợp rất hiếm, vi khuẩn giang mai có thể ảnh hưởng tới thị lực do gây phù đĩa thị. Mặc dù trong một số trường hợp cực kì nặng, bệnh có thể gây mù, nhưng thông thường nó gây nhìn mờ.

Rối loạn tim mạch

Vi khuẩn giang mai cũng có thể tấn công vào hệ tim mạch. Trong trường hợp xấu, nó có thể gây đau tim do hẹp mạch máu và viêm động mạch. Điều này xảy ra ở giai đoạn muộn của giang mai và có thể xuất hiện 10-15 năm sau khi bị nhiễm nếu không được điều trị.

Viêm màng não do giang mai

Bệnh này cũng xảy ra ở giai đoạn 3 của giang mai, vài năm sau khi bị nhiễm. Viêm màng não gây viêm các mô xung quanh não và tủy sống. Nếu giang mai tiến triển đến giai đoạn này, bệnh có thể gây tử vong. Nếu được điều trị, giang mai có thể chữa được nhưng những tổn thương gây ra có thể là vĩnh viễn nếu bệnh không được điều trị trong thời gian dài.

Các yếu tố nguy cơ

Bạn có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn nếu bạn:

Quan hệ tình dục không an toàn. 

Có nhiều bạn tình

Nhiễm HIV

Quan hệ đồng tính nam giới

Chẩn đoán

Nếu bạn nghĩ rằng mình có thể bị bệnh giang mai, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu máu để xét nghiệm cũng như kiểm tra sức khỏe toàn diện. Nếu xuất hiện vết loét, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu từ vết loét để xác định xem có vi khuẩn giang mai hay không.

Nếu bác sĩ nghi ngờ rằng bạn đang gặp vấn đề với giang mai thần kinh, bạn có thể cần chọc dò thắt lưng hoặc tủy sống. Trong quy trình này, dịch tủy sống được thu thập để bác sĩ có thể xét nghiệm vi khuẩn giang mai.

Nếu bạn đang mang thai, bác sĩ có thể sàng lọc bệnh giang mai cho bạn vì vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn mà bạn không biết. Điều này nhằm tránh cho thai nhi không bị nhiễm giang mai bẩm sinh. Bệnh giang mai bẩm sinh có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh và thậm chí có thể gây tử vong.

Điều trị

Benzathine Pénicilline 2.4 tr UI-IM liều duy nhất, hoặc Procaine Pe1nicilline 1.2Tr UI.IM/ngày x 10 ngày; nếu ban giang mai xuất hiện muộn gần 2 năm dùng Benzathine Pénicilline 2.4 tr, tiêm bắp/ tuần x 3 tuần. Nếu dị ứng Pénicilline dùng Tétracycline 500mg x 4v/ngày/10 ngày hoặc Doxycycline100mg x 2v/ngày uống trong 14 ngày; hoặc Erythromycine 500mg x 4v /ngày uống trong 14 ngày.

Phòng bệnh

Chung thủy một vợ, một chồng.

Quan hệ tình dục an toàn.

Việc phát hiện sớm bệnh giang mai đặc biệt quan trọng cho việc điều trị. Với những kỹ thuật hiện đại ngày nay, việc xét nghiệm xác định giang mai tương đối dễ dàng và chi phí thấp. Những phương pháp như xét nghiệm huyết thanh RPR, VDRL khá đơn giản, mọi cơ sở y tế đều có khả năng thực hiện được. Khi nghi vấn bị giang mai, người bệnh không nên dấu diếm mà hãy đi khám ngay.

Luôn mang theo bạn tình để cùng điều trị để ngăn ngừa tái phát và lây lan.

Thông Tin Cần Biết

Bệnh tình dục khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY