Mụn cóc sinh dục - Biểu hiện và cách điều trị

Mụn cóc sinh dục do vi rút u nhú ở người (HPV) gây ra. Mụn cóc sinh dục ảnh hưởng đến cả phụ nữ và nam giới nhưng phụ nữ dễ bị biến chứng hơn. Mụn cóc sinh dục có thể được điều trị nhưng dễ tái phát nếu không theo dõi thường xuyên sau khi điều trị và kiêng cữ cẩn thận. 

Tổng quan

Mụn cóc sinh dục là sự phát triển của những mô mềm mọc ở bộ phận sinh dục. Chúng có thể gây đau, khó chịu và ngứa.

Mụn cóc sinh dục là bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI) do một số chủng vi rút u nhú ở người (HPV) có nguy cơ thấp gây ra. Chúng khác với các chủng nguy cơ cao có thể dẫn đến chứng loạn sản cổ tử cung và ung thư.

HPV là chủng vi rút phổ biến nhất lây truyền qua đường tình dục. Nam giới và nữ giới có quan hệ tình dục dễ bị các biến chứng của HPV, bao gồm cả mụn cóc sinh dục. Nhiễm HPV đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ vì một số loại HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung và âm hộ.

Nguyên nhân

Hầu hết các trường hợp mắc mụn cóc sinh dục là do virus HPV gây ra. Có 30-40 chủng HPV ảnh hưởng cụ thể đến bộ phận sinh dục, nhưng chỉ một vài trong số đó gây ra mụn cóc sinh dục.

Vi rút HPV có khả năng lây truyền cao khi tiếp xúc da với da. Trên thực tế, HPV phổ biến đến mức Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng hầu hết những người có quan hệ tình dục đều từng nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó.

Tuy nhiên, không phải lúc nào vi rút HPV cũng dẫn đến các biến chứng như mụn cóc sinh dục. Trong hầu hết các trường hợp, vi rút tự biến mất mà không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nào cho người nhiễm.

Mụn cóc sinh dục thường do các chủng HPV gây ra và khác với các chủng gây ra mụn cóc trên tay hay bộ phận khác trên cơ thể. Mụn cóc không thể lây lan từ tay của ai đó sang bộ phận sinh dục và ngược lại.

Biểu hiện

Bạn đầu, biểu hiện mụn cóc sinh dục ở nữ chỉ là những chấm nhỏ li ti, đường kính từ 1-2mm, màu đỏ, mềm, có cuống mọc đơn lẻ ở bộ phận sinh dục nữ tại môi lớn, môi bé, các mép trong bộ phận sinh dục, đôi khi mọc ở miệng. Các nốt mụn này phát triển nhanh chóng và tập hợp lại các mụn lớn hơn, bề mặt sần sùi, có nhú gai. Bệnh càng phát triển, các mụn sùi này càng nhiều và dần dần phát triển thành từng mảng mô lớn, mềm, ẩm ướt. Bản thân mụn không gây cảm giác ngứa hay đau. Tuy nhiên, khi bị cọ sát có thể gây lên các vết thương tại đó.

Các mụn cóc sinh dục ở nữ còn có thể phát triển vào âm đạo, cổ tử cung gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của chị em. Các nốt mụn còn lan xuống hậu môn hay mép bẹn, mông. Khi bệnh nặng, các mảng mụn có lớn, bị tổn thương có thể tiết ra dịch gây mùi hôi khẳm và khó chịu.

Tuy là bệnh khó chữa được nhưng nếu được điều trị kịp thời thì bệnh mụn cóc sinh dục không gây ảnh hưởng nhiều đến khả năng mang thai của phụ nữ. Nhưng nếu không điều trị, mụn cóc sinh dục có thể gây ra nhiều vấn đề trong quá trình mang thai. Mụn cóc có thể sưng to, làm cho phụ nữ mang thai khó khăn khi đi tiểu. Mụn cóc mọc trên thành âm đạo có thể làm giảm đi khả năng của các mô âm đạo mở rộng trong khi sinh. Trong một số trường hợp, các em bé sinh ra từ người mẹ có mụn cóc sinh dục có thể sẽ bị lây nhiễm.

Ở nam giới, sau thời gian ủ bệnh, các biểu hiện bệnh mụn cóc sẽ rõ rệt như: Xuất hiện những mụn cóc nhỏ li ti màu đỏ, mọc đơn lẻ ở bộ phận sinh dục, tập trung nhiều nhất là ở dương vật và bao quy đầu. Bình thường, những mụn cóc này sẽ không gây đau đớn hay ngứa ngáy gì, chỉ đến khi chúng lớn dần thì sẽ làm cho người bệnh thấy vướng víu và khó chịu. Nếu càng để lâu thì những mụn cóc mọc ngày càng nhiều, liên kết lại với nhau tạo thành từng mảng hay cụm với những kích thước khác nhau. Bề mặt của những mụn cóc thường sần sùi và ẩm ướt.

Các yếu tố nguy cơ

Bất kỳ người nào có hoạt động tình dục đều có nguy cơ bị nhiễm HPV. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục thường gặp hơn đối với những người:

Dưới 30 tuổi.

Hút thuốc. 

Có hệ thống miễn dịch yếu.

Có tiền sử lạm dụng trẻ em.

Có mẹ bị nhiễm vi rút khi sinh con.

Điều trị

Do HPV xâm nhập vào máu gây ra nên rất khó để tiêu diệt virut một cách tận gốc. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm được thuốc chữa đặc trị cho bệnh mụn cóc sinh dục. Việc điều trị tùy thuộc vào tình trạng bệnh mỗi người. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ sẽ được điều trị theo phương pháp nội khoa. Còn với những người bệnh có mức độ nặng hơn, người bệnh sẽ được điều trị bằng các phương pháp như:

Đốt điện: đây là một trong những phương pháp truyền thống, sử dụng dòng diện đốt nóng tác dụng trực tiếp lên những u nhú nhằm loại bỏ các bề mặt mụn cóc.

Dùng tia lasez: cũng là phương pháp cũ về điều trị mụn cóc sinh dục. Dùng các tia laser tác động trực tiếp lên mụn cóc. Tuy nhiên, phương pháp này cũng như đốt điện chỉ là phương pháp tạm thời, tức là chỉ có thể làm loại bỏ được bề mặt các nốt mụn cóc chứ không thể tiêu diệt tận gốc được.

Phương pháp ALA-PDT: là phương pháp sử dụng ánh sáng huỳnh quang nên có khả năng tiêu diệt chính xác từng mụn cóc mà không làm ảnh hưởng đến những vùng khác.

Mặc dù quá trình điều trị có thể loại bỏ các mụn cóc, nhưng không có cách nào để điều trị dứt điểm vì HPV vẫn còn trong cơ thể, các mụn cóc thường xuất hiện trở lại, nếu sau khi điều trị bệnh mà người bệnh không giữ gìn và sử dụng các biện pháp an toàn. Vì vậy, điều quan trọng trong phòng bệnh là phải quan hệ tình dục an toàn, một vợ một chồng và vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ.

Phòng ngừa

Mụn cóc sinh dục và các loại HPV khác có thể được ngăn ngừa bằng cách tiêm phòng vắc xin. Vắc-xin HPV được khuyến nghị cho tất cả trẻ em từ 9-11 tuổi; thanh thiếu niên và người lớn (dưới 45 tuổi) cũng có thể chủng ngừa. Ngay cả với người từng bị nhiễm một loại HPV, vắc-xin HPV vẫn có thể bảo vệ người tiêm phòng chống lại các loại HPV khác. Vắc xin có hiệu quả nhất khi được tiêm trước khi người đó có hoạt động tình dục, trước khi tiếp xúc với HPV.

Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục cũng có thể làm giảm nguy cơ lây nhiễm mụn cóc sinh dục. 

Thông Tin Cần Biết

Bệnh tình dục khác

Tin hay đừng bỏ lỡ

TIN MỚI TRONG NGÀY