Chuyên gia chia sẻ việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có bệnh nền

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 11/06/2021 14:45 PM (GMT+7)

Với những bệnh nhân COVID-19, nếu chỉ điều trị thuốc mà không kết hợp tăng cường dinh dưỡng sẽ dẫn tới suy kiệt sức khỏe, khiến thời gian nằm viện kéo dài.

Mỗi bệnh nhân có bệnh lý nền cần có chế độ dinh dưỡng khác nhau

TS Chu Thị Tuyết - Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai cho biết với những bệnh nhân mắc COVID-19 có bệnh lý nền kèm theo, việc chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao thể trạng sức đề kháng vô cùng quan trọng. Mỗi bệnh lý lại có chế độ dinh dưỡng khác nhau nên việc xây dựng thực đơn cho các bệnh nhân cũng không đơn giản.

Với bệnh nhân mắc COVID-19 có bệnh lý tim mạch, chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) được định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng bao gồm: Axit béo bão hòa<1/3 tổng số lipid; Chất xơ 20-25g/ngày; Natri ≤2000mg…

Còn đối với những bệnh nhân mắc COVID-19 có bệnh lý thận mãn tính thì chế độ dinh dưỡng từ thức ăn thông thường (cơm, cháo, súp, sữa…) định chuẩn theo nhu cầu dinh dưỡng bao gồm: Protid từ 1,3-1,5g/kg/ngày, lên đến 1,7g/kg/ngày nếu có tổn thương thận cấp và lọc máu liên tục. Nếu bệnh nhân có tổn thương thận nhưng không lọc máu thì protid từ 0,6-<1,0g/kg. Thức uống dinh dưỡng thì 1ml= 1-1,5kcal, hàm lượng đạm sẽ tùy thuộc vào mức độ suy thận, có hay không có điều trị thay thế thận, hàm lượng natri, kali, phospho thấp, đầy đủ vi chất…

Chuyên gia chia sẻ việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có bệnh nền - 1

Chuyên gia chia sẻ việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có bệnh nền - 2

Chuyên gia chia sẻ việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có bệnh nền - 3

Chế độ dinh dưỡng cho các bệnh nhân COVID-19 nặng có bệnh lý nền. Nguồn: TS Chu Thị Tuyết - Giám đốc Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng BV Bạch Mai.

Không chăm sóc dinh dưỡng tốt, bệnh nhân sẽ suy kiệt nhanh

Đang có mặt tại điểm nóng dịch COVID-19 ở Bắc Giang, Ths.BS Nguyễn Trung Huy (Bệnh viện Trung ương Huế) là bác sĩ dinh dưỡng duy nhất từ Huế ra chi viện cho Bắc Giang trong đợt dịch lần này. Bác sĩ Huy cho biết, việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân COVID-19 rất quan trọng, đặc biệt về chế độ ăn theo bệnh lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo bác sĩ Huy, với các bệnh nhân COVID-19, có nhiều nhóm giải pháp được thực hiện kết hợp để giúp điều trị, trong đó dinh dưỡng là biện pháp quan trọng giúp cho người bệnh phục hồi, nâng cao thể trạng. 

Ví dụ cụ thể trường hợp bệnh nhân số 91 là một trong số bệnh nhân rất nặng ở Việt Nam phải kết hợp nhiều biện pháp từ nội khoa, hồi sức tích cực, nhiều chuyên khoa cùng phối hợp, trong đó dinh dưỡng đã đồng hành trong quá trình hồi phục của bệnh nhân này.

Do đặc thù của bệnh nhân này liên quan đến phổi nên chế độ khác với các bệnh khác. Các bác sĩ luôn tính toán cẩn thận kcal/kg cân nặng bệnh nhân để tính năng lượng cần thiết. Từ đó cung cấp thực phẩm giàu năng lượng, đặc biệt là giàu đạm, các loại khoáng chất, vitamin…

“Thực tế, nếu bệnh nhân nặng chỉ điều trị bằng thuốc, không kết hợp tăng cường dinh dưỡng sẽ dễ dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, suy kiệt, chậm phục hồi và kéo dài thời gian nằm viện. Do đó, các bệnh viện phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng lâm sàng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi của người bệnh”, bác sĩ Huy chia sẻ.

Chuyên gia chia sẻ việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có bệnh nền - 4

Ths.BS Nguyễn Trung Huy (Bệnh viện Trung ương Huế).

Đối với các ca bệnh nặng phải thở máy, lọc máu thì sẽ ăn uống, chăm sóc dinh dưỡng thông qua sonde - ống thông dạ dày. Món ăn chủ yếu chế biến súp theo chế độ riêng với từng ca bệnh để đảm bảo năng lượng, đảm bảo các yếu tố phục vụ dinh dưỡng.

Bác sĩ Huy cho biết việc kết hợp nhịp nhàng giữa các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19 rất quan trọng. Theo đó, việc sàng lọc bệnh nhân chủ yếu do bác sĩ điều trị theo dõi, đánh giá. Bác sĩ dinh dưỡng sẽ căn cứ từ những đánh giá đó, cộng với việc theo dõi trực tiếp qua hệ thống camera, cũng như trao đổi qua bộ đàm để kết luận lại tình trạng bệnh nhân và từ đó xác định tình trạng dinh dưỡng và đưa ra nhu cầu năng lượng cho bệnh nhân.

Đang làm việc tại Trung tâm hồi sức tích cực dành cho bệnh nhân COVID-19, bác sĩ Huy cho biết trở ngại lớn nhất đó là vấn đề nhân lực. “Tại đây, chúng tôi gần như truyền lại tất cả những kiến thức, quy trình nấu súp, nấu cháo, vận chuyển thức ăn,... cho đội ngũ tại chỗ để trong thời gian tới họ có thể chủ động, sẵn sàng tiếp nhận chăm sóc bệnh nhân khi tất cả đội chi viện rút đi”, bác sĩ Huy chia sẻ.

Trưa 10/6, có 88 ca mắc COVID-19, riêng TP.HCM có 15 ca trong đó 5 ca chưa rõ nguồn lây
Tính từ 6h đến 12h ngày 10/6 có 88 ca mắc mới trong đó có 2 ca cách ly sau khi nhập cảnh, 86 ca lây nhiễm trong nước.
LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19