Tập luyện thể dục thể thao tại nhà mùa dịch, Giám đốc Bệnh viện Thể thao cảnh báo điều gì?

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 27/07/2021 15:33 PM (GMT+7)

Để việc tập luyện tại nhà có hiệu quả, người tập cần thực hiện các bài tập một cách khoa học, kết hợp với nhiều yếu tố khác như lượng vận động, vệ sinh tập luyện, thời gian tập luyện…

Tập thể dục tại nhà tốt, nhưng không đúng cách sẽ phải trả giá

Hiện nay, nhiều địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội và siết chặt các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục tại nơi công cộng bị dừng, các công viên đóng cửa..., người dân chỉ ra ngoài khi thực sự cần thiết.

Trước thực tế đó, mọi người không còn cách nào khác là phải tập thể dục tại nhà. Một trong nhưng cách được nhiều người áp dụng là học theo các bài tập trên mạng. Điều đáng chú ý là, trong một số trường hợp, việc tự tập luyện theo các video mà không có người hướng dẫn có thể gây ra những tác dụng ngược đối với cơ thể và không đạt được hiệu quả như mong muốn.

PGS.TS.BS. Võ Tường Kha cho biết tập thể dục tại nhà trong tình hình dịch bệnh như hiện nay là đáng khuyến khích, nhưng cần phải tập đúng, tập đủ.

PGS.TS.BS. Võ Tường Kha cho biết tập thể dục tại nhà trong tình hình dịch bệnh như hiện nay là đáng khuyến khích, nhưng cần phải tập đúng, tập đủ.

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS.BS. Võ Tường Kha - Giám đốc Bệnh viện Thể thao cho biết, việc duy trì tập luyện thể dục thể thao là rất cần thiết vì giúp tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cơ thể chống lại bệnh tật. 

Việc tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm căng thẳng, tăng cường máu lưu thông, cấp oxy đến các tế bào tổ chức. Tập thể dục thể thao còn giúp hạn chế thời gian nhàn rỗi, tránh tụ tập dễ lây nhiễm dịch bệnh và phát sinh những hoạt động không lành mạnh, thậm chí vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc tập luyện thể dục thể thao tại nhà cần phải hết sức lưu ý, bởi nếu không tuân thủ nguyên tắc tập luyện, không tập đúng động tác, tập theo những bài tập được lan truyền, phát tán trên mạng,... thì có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Việc tập luyện quá sức, sai tư thế, động tác dễ để lại hệ lụy đối với sức khỏe.

Việc tập luyện quá sức, sai tư thế, động tác dễ để lại hệ lụy đối với sức khỏe.

PGS.TS.BS. Kha cảnh báo sẽ tiềm ẩn những rủi ro có thể gặp phải như lượng vận động quá mức gây quá tải cho thể lực, kiệt sức, có thể dẫn đến các bệnh lý tiềm tàng về tim mạch, huyết áp…

Ngoài ra, việc tập theo những bài tập tự chế, tự phát, học theo trên mạng không có thẩm định còn dễ dẫn đến chấn thương về gân, cơ, xương, khớp, dây chằng, chấn thương cột sống....

Khi tập thể dục tại nhà cần lưu ý những vấn đề gì?

Theo tư vấn của PGS.TS.BS. Võ Tường Kha, khi tập luyện tại nhà cần đảm bảo kết cấu, nội dung bài tập có cơ sở khoa học, hướng đến mục đích là rèn luyện tố chất thể lực (sức mạnh, sức nhanh, sức bền và độ mềm dẻo, khéo léo) và lượng vận động bài tập phải phù hợp với thể chất, thể lực, lứa tuổi, giới tính, tình trạng bệnh tật và điều kiện sinh lý của mỗi cơ thể. 

“Khi tập luyện phải tập đúng kỹ thuật, đúng động tác. Mỗi bài tập, động tác trong chuỗi bài tập đều có một mục đích hướng đến rèn luyện tố chất thể lực nhất định, đáp ứng nhu cầu thể chất của người tập. 

Khi tập cũng cần phải đảm bảo vệ sinh luyện tập đó là điều kiện tiêu chuẩn sân - sàn tập, điều kiện vệ sinh, môi trường khí hậu, tiêu chuẩn kỹ thuật dụng cụ tập, dụng cụ bảo hộ trong quá trình luyện tập và các chế độ nước uống, dinh dưỡng kèm theo”, PGS.TS.BS. Võ Tường Kha khuyến cáo.

Khi tập thể thao tại nhà cần phải lựa chọn môn tập luyện cho phù hợp. (Ảnh minh họa)

Khi tập thể thao tại nhà cần phải lựa chọn môn tập luyện cho phù hợp. (Ảnh minh họa)

Đối với các bài tập thể dục thể thao tại nhà, tùy vào điều kiện mỗi người có thể lựa chọn một bài tập, môn thể thao phù hợp. Tuy nhiên, yêu cầu bắt buộc là phải tập những bài đã được cơ quan chức năng thẩm định, không thực hiện tập luyện theo kiểu tự phát, tự biên, tự diễn, học theo trên mạng xã hội… không có thẩm định của cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt thẩm định của chuyên gia về y học thể thao hay giáo dục thể chất.

“Những bài tập do cơ quan chức năng ban hành, xuất bản dưới dạng sách, báo giấy, báo hình qua truyền thông là những bài tập đáng tin cậy. Tốt nhất là thực hiện theo những bài tập của cơ quan chức năng như Tổng cục Thể dục thể thao hay Vụ giáo dục thể chất (Bộ GDDT),...công bố”, PGS.TS.BS. Kha nhấn mạnh.

Một số bài tập thể dục ở nhà có thể áp dụng, đó là:

- Bài tập về sức bền như: Chạy trên thảm, hít đất, đạp xe tại chỗ, yoga, khiêu vũ, nhảy dây, bơi…

- Bài tập về sức mạnh như: Các bài tập tạ, bài tập gym

- Bài tập về sức nhanh như: Bóng bàn

- Bài tập kết hợp sức mạnh, sức nhanh như: Võ thuật, bóng bàn, tập xà, hít đất...

Trung bình buổi luyện tập tại nhà khoảng 45 đến 60 phút và ngày tập 1 đến 2 lần là hợp lý. Khung tập thường diễn ra vào sáng sớm hoặc chiều là tốt nhất. Nên tập vào lúc không đói quá và no quá.

Dụng cụ các bài tập tại nhà sẽ phụ thuộc vào các môn thể dục mà bản thân lựa chọn như tập tạ phải có tạ, chạy tại chỗ phải có thảm chạy, xe đạp phải có xe, nhảy dây phải có dây, võ thuật phải có dụng cụ và đồ bảo hộ... Tất cả dụng cụ tập luyện và dụng cụ bảo hộ phải đảm bảo kỹ thuật, an toàn, phù hợp với người tập về kích cỡ, trọng lượng…

14 bài tập dễ như chơi giúp chị em thêm khỏe, mông nở eo thon, chỉ tốn 10 phút/ngày
Ở nhà mùa dịch COVID-19, các chị em vẫn có thể chăm sóc sức khỏe tốt để phòng chống bệnh cũng như luyện cho dáng, da đẹp hơn nhờ 14 bài tập dễ dàng...

Bài tập thể dục thẩm mỹ

LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề PGS. TS.Bs Võ Tường Kha