Những năm gần đây, đi bộ đã trở thành một trào lưu thể thao mới, dù là ban ngày, ban đêm, bãi biển hay công viên đều thấy nhiều người đi bộ. Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng về việc đi bộ mới giúp tăng cường sức khỏe. Dưới đây là những sự thật về việc đi bộ
Đi bộ giúp giảm 30% nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đi bộ có thể đạt được hiệu quả chăm sóc sức khỏe thể chất, thậm chí giảm 30% nguy cơ mắc các bệnh mãn tính, kết quả thậm chí tốt hơn cả chạy hoặc khiêu vũ. Tuy nhiên, đi bộ không chỉ là đi dạo hay đi bộ thông thường mà có những tiêu chuẩn về tư thế, tần suất và cường độ đi bộ.
Đi bộ tốt hơn chạy bộ, không đau đầu gối
Những năm gần đây nhiều đơn vị thường tổ chức các hoạt động chạy bộ vào các dịp lễ tết, tuy nhiên chạy bộ không phải ai cũng thích hợp. Bác sĩ phục hồi chức năng Lâm Tông Khánh chia sẻ, tại phòng khám của ông thường xuyên có bệnh nhân đến khám vì bong gân chân hoặc viêm khớp gối, sau khi hỏi nguyên nhân thì phát hiện ra là do chạy bộ không đúng cách. Những người này thường có một đặc điểm chung là thường ngày không thích vận động, sức cơ không đủ, lại bắt đầu chạy đột ngột, điều này không những không cải thiện được sức mạnh cơ bắp, còn dễ gây tổn thương các khớp.
Vì chạy có động tác bật ra nên sẽ tác động nhất định đến khớp gối và khớp cổ chân, nếu chạy với tốc độ 8 km/h thì áp lực lên đầu gối gấp 4 đến 5 lần trọng lượng cơ thể. Không có thói quen tập thể dục thường xuyên, hoặc cơ đùi không đủ khỏe, chạy với cường độ cao không chỉ gây tổn thương khớp gối, gân cốt, dễ gây tức ngực ở các mức độ khác nhau đối với người có chức năng tim phổi kém.
Ngược lại, đi bộ thể dục không chỉ là bài tập tiêu hao năng lượng, điều quan trọng nhất là trọng lượng của đầu gối chỉ gấp 2 đến 3 lần trọng lượng cơ thể trong quá trình đi bộ thể dục. Ngoài ra còn giảm áp lực lên khớp gối và cơ bắp chi dưới, an toàn hơn nhiều so với chạy bộ với cường độ lớn hơn, là bài tập phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt với những người bị thoái hóa khớp, lớn tuổi hoặc cơ đùi không đủ sức.
Đi bộ trong lao động và đi bộ tại chỗ không được coi là tập thể dục
Nhiều bà nội trợ bận rộn làm việc nhà hàng ngày, công nhân bận gánh hàng, thậm chí nhân viên văn phòng đi lại công ty hàng ngày, mồ hôi nhễ nhại thở hổn hển, họ cho rằng như vậy, bản thân cũng được coi là tập thể dục. Nhưng bác sĩ Trần Tử Kính nói rằng, nhiều người không biết sự khác biệt giữa tập thể dục và lao động. Tập thể dục là sử dụng các cơ trên khắp cơ thể để vận động. Nó giúp trao đổi chất, giảm căng thẳng về thể chất và tinh thần, tăng cường sức khỏe và rèn luyện thể chất.
Đi bộ tại chỗ không thể coi là đi bộ thể dục
Bác sĩ Trần Tử Kính cho biết đi bộ tại chỗ không thể thay thế đi bộ thể dục. Khi thời tiết không thuận lợi, nhiều người chọn cách tập luyện trong nhà bằng cách giậm chân tại chỗ, nhưng giậm chân tại chỗ chỉ là khái niệm nâng cao bàn chân, tập luyện là cơ đùi, còn đi bộ là bài tập toàn thân, do đó đi bộ tại chỗ không thể thay thế đi bộ được.
Phân biệt tốc độ đi bộ theo cơ địa của mỗi người
Mặc dù đi bộ tốt nhưng tùy theo thể chất của mỗi người mà tốc độ đi bộ sẽ khác nhau. Nhà vật lý trị liệu Trần Tử Kính - Bệnh viện đa khoa Cheng Hsin, Đài Bắc, Đài Loan cho biết, do tuổi tác và chức năng thể chất của mỗi người có sự khác biệt nên tốc độ đi bộ cũng khác nhau.
Cách phân biệt đơn giản nhất là bạn có thể nói chuyện trong quá trình đi bộ, đây là tốc độ đi bộ tốt nhất. Nếu nói chuyện rất ít trong khi đi bộ nghĩa là cường độ đi bộ quá cao, ngược lại, nếu vừa đi vừa có thể hát được có nghĩa là cường độ đi bộ quá thấp. Đây là phương pháp phân biệt dễ nhất.
Chạy trên máy tập không thể thay thế đi bộ
Chạy trên máy chạy bộ có thể thay thế đi bộ không? Bác sĩ Trần Tử Kính không khuyến khích, vì máy chạy bộ hướng đến nâng cao bàn chân hơn, vận động viên không cần phải đẩy về phía trước, lực đẩy bắp chân tương đối không đáng kể. Nhưng đi bộ ngoài trời không chỉ cần nâng cao chân, đồng thời phải đẩy chân về phía trước, đây là cách luyện tập hoàn toàn khác với việc tập trên máy chạy bộ. Vì vậy, khi có thời gian, chất lượng không khí và khí hậu tốt thì nên đi dạo ngoài trời.
Tuy nhiên, nhiều chị em yêu cái đẹp cũng rất lo ngại, liệu rằng sau khi đi bộ quá lâu thì bắp chân có bị to lên không? Bác sĩ Trần Tử Kính giải thích đi bộ nhiều sẽ không làm bắp chân to hơn. Nói chính xác là đường cơ bắp chân trở nên săn chắc, bắp chân trông đẹp hơn.