Hầu hết mọi người có nhận thức được túi chống ẩm là thứ không ăn được, nhưng những tác hại nguy hiểm của nó thì không phải ai cũng biết. Nó thực sự là một hiểm họa khôn lường với trẻ nhỏ.
Chất hút ẩm là một thứ rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Hầu như tất cả các loại thực phẩm dễ bị ẩm đều có một túi nhỏ màu trắng như vậy. Túi trắng này chứa chất hút ẩm, giữ cho thực phẩm khô và ngăn ngừa nấm mốc.
Tuy nhiên về hình thức nó khá dễ thương, giống như những túi bánh nhỏ, hoặc kẹo viên trong be bé. Bởi thế nó rất thu hút trẻ con. Đặc biệt, trong một số loại thực phẩm mà trẻ em ăn cũng có túi này, nó dễ khiến trẻ em lầm tưởng là thứ ăn được. Hầu hết mọi người có nhận thức được túi chống ẩm là thứ không ăn được, nhưng những tác hại nguy hiểm của nó thì không phải ai cũng biết. Nó thực sự là một hiểm họa khôn lường với trẻ nhỏ.
Chất hút ẩm là một thứ rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Hầu như tất cả các loại thực phẩm dễ bị ẩm đều có một túi nhỏ màu trắng như vậy. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện xảy ra vào năm 2011 nhưng mới đây lại được chia sẻ nhằm tăng tính cảnh giác dành cho những gia đình có con nhỏ và một lần nữa gây xôn xao mạng xã hội. Theo đó, một học sinh trung học 14 tuổi ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc đã bỏ chất hút ẩm vào cốc giữ nhiệt. Chỉ trong một thời gian ngắn, túi chống ẩm này phát nổ bắn vào mặt và mắt của cậu bé gây đau đớn vô cùng.
Rất nhanh chóng cậu bé được đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức nhưng thị lực của bé vẫn bị tổn thương nghiêm trọng: Thị lực mắt trái chỉ còn 0,3 và mắt phải thì mù vĩnh viễn.
Bị gói chống ẩm phát nổ bắt vào mắt, cậu bé đã chịu tổn thương vĩnh viễn 2 mắt (Ảnh: Sohu)
Ngoài chuyện phát nổ, gói chống ẩm còn có thể gây ra những tai nạn như trẻ nhỏ nuốt phải nó, việc này cũng rất nguy hiểm cho trẻ.
Trước những mối nguy hại này, mỗi khi mua thứ gì về, cha mẹ nên kiểm tra có túi chống ẩm bên trong đó không. Nếu có, hãy ngay lập tức lấy nó và vứt đi để tránh những thảm kịch xảy ra. Trong trường hợp không may con gặp tai nạn vì gói chống ẩm, dưới đây là những cách sơ cứu đúng nhất để cứu con khỏi những hậu quả nghiêm trọng:
Gói chống ẩm phát nổ vào mắt
Không dùng khăn ẩm lau chất hút ẩm khi nó ở trong mắt vì chất kiềm mạnh sẽ làm bỏng mắt. Bạn nên rửa từ bên trong ra bên ngoài bằng nước muối sau đó đưa con đến bệnh viện.
Khi bị gói chống ẩm phát nổ bắn vào mắt, nên dùng nước rửa xối để sơ cứu (Ảnh: Sohu)
Trẻ nuốt phải gói chống ẩm
Trước tiên, bạn cần phân biệt gói chống ẩm đó được làm từ chất liệu gì. Nếu là loại hút ẩm silica gel, không màu, trong suốt thì không quá nguy hiểm. Bản chất hạt silica gel trơ về mặt hóa học nên sẽ không có phản ứng với cơ thể.
Tuy nhiên, do các hạt chống ẩm có đặc tính hút nước, làm khan, nên khi lỡ nuốt phải, bạn nên cho trẻ uống thêm thật nhiều nước lọc. Khi các hạt silica gel được ngậm đầy nước sẽ không tương tác với niêm mạc cơ thể và được bài tiết qua đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, nếu trẻ nuốt phải chống ẩm làm từ vôi bột thì có thể bị bỏng khoang miệng, loét họng… tùy theo số lượng hóa chất mà bé đã nuốt phải. Trong trường hợp này, bố mẹ cần cho trẻ súc miệng với nước sạch thật nhiều, uống nhiều nước để làm loãng nồng độ kiềm do phản ứng vôi bột gây ra. Ngay sau đó, bố mẹ đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời điều trị.
Chống ẩm phát nổ bắn lên da
Nếu da vô tình bị nhiễm chất hút ẩm vôi, nhanh chóng rửa sạch vùng da tiếp xúc với chất hút ẩm phát nổ đó. Sau đó đưa con đến bệnh viện ngay lập tức.