Tâm sự “tận cùng đau khổ” của người mẹ có 2 con đều mắc bệnh tâm lý

Ngày 31/12/2016 09:08 AM (GMT+7)

Vì sao sinh hai con trai đều khỏe mạnh mà lớn lên, một đứa mắc chứng tăng động, một đứa lại bị tự kỷ.

Chị là người thành phố lấy chồng ở tỉnh lẻ. Năm đầu sau kết hôn, chị sinh một bé trai bụ bẫm, kháu khỉnh. Vốn là người thành phố không hợp mấy phong tục ở quê nên sau khi có con, những bất đồng quan điểm về cách nuôi dạy con của chị với bố mẹ chồng càng trở nên căng thẳng hơn. Chồng chị làm xa nên chị dồn hết tình yêu thương cho bé, rất mực yêu chiều con trong khi đó bố chồng chị lại quá nghiêm khắc, khắt khe với bé.

Mỗi lần cháu khóc, ông bà dỗ dành một hai câu không được, ông liền nhốt cháu vào gian bếp cách nhà một cái sân rộng. Thằng bé càng sợ thì càng gào khóc to hơn, có hôm bị khản hết cả tiếng. Sau nhiều lần như vậy, chị xót con vô cùng, bất chấp tất cả, tranh cãi kịch liệt với bố mẹ chồng để bảo vệ. Khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm, chị không nhờ ông bà trông bé nữa mà tự mình vừa làm việc online tại nhà vừa trông con.

Tâm sự “tận cùng đau khổ” của người mẹ có 2 con đều mắc bệnh tâm lý - 1

Để tránh bị con quấy rầy trong lúc làm việc, phần lớn thời gian chị cho bé chơi điện tử, một phần vì công việc nhiều, một phần vì thấy con mình tiếp cận mọi thứ rất nhanh nên chị thấy khá yên tâm và tự hào về bé. Kiếm được bao nhiêu tiền, chị dồn hết cho con những thứ tốt nhất. Nào là sữa bổ sung DHA, nào là vitamin tăng cường DHA… chị chỉ mong con mình lớn lên thông minh kiệt xuất.

Tuy nhiên, khi bé đến tuổi đi học, chị lại thường xuyên phải nghe cô giáo than phiền rất nhiều về bé. Nào là trong lớp bé nghịch ngợm luôn chân luôn tay, không bao giờ chịu ngồi yên, không tập trung, không nghe lời cô gây mất trật tự và chỉ thích chơi một mình. Bé rất hay bốc đồng, không kiềm chế được cảm xúc và hay đánh các bạn. Đến chú chó ở trong nhà cũng vừa nhìn thấy con chị là nép vào góc sợ sệt vì thằng bé hay dùng gậy đánh đập nó dã man.

Lo lắng trước các vấn đề bất thường của con, chị cho con đi khám ở các trung tâm chuyên khoa có uy tín. Sau khi được thăm khám và làm các bài test, bác sĩ kết luận con chị mắc bệnh “Tăng động giảm chú ý”. Bàng hoàng, đau khổ, chị một mực cho rằng nguyên nhân bé bị như vậy là do ông nội mắng mỏ và nhốt bé trong nhà bếp từ khi còn bé nên ảnh hưởng tâm lý của cháu. Trong lúc này, chị lại có bầu đứa thứ hai. Sau khi bàn tính với chồng, chị với con chuyển ra ở riêng, gần chỗ làm của chồng để chồng tiện về thăm vợ con, hơn nữa chị muốn cho bé cách xa với ông bà nội.

Sau khi sinh bé thứ hai, chị thuê giúp việc chăm bé để mình đi ra ngoài làm việc, kiếm thêm thu nhập chăm cho 2 con. Rút kinh nghiệm bé đầu, chị yêu cầu giúp việc tuyệt đối không được quát mắng , không dọa nạt làm con sợ. Khi bé được 1 tuổi, chị rất vui mừng khi thấy con mình rất ngoan ngoãn, không nghịch ngợm, phá phách mà chỉ ngồi im xem tivi rất chăm chú. Vì vậy chị dành hầu hết hết thời gian sau giờ làm để chăm bé lớn.Tất cả đều diễn ra bình thường cho đến khi bé thứ hai được 24 tháng mà vẫn chưa nói được từ nào, không nghe và cũng không quan tâm đến mọi người xung quanh nói gì, chỉ thích chơi một mình, hay lặp đi lặp lại một hành động nào đó. Chị sợ hãi đưa bé đi khám thì được bác sĩ kết luận là bé có dấu hiệu của trẻ tự kỷ. Lúc này, chị thực sự đau khổ và tuyệt vọng, tâm trí rối loạn không biết nên làm thế nào với hai con của mình.

Tâm sự “tận cùng đau khổ” của người mẹ có 2 con đều mắc bệnh tâm lý - 2

Một vài chia sẻ của chuyên gia về nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ, tăng động

- Nguyên nhân trẻ mắc bệnh là do di truyền, trẻ bị sang chấn sau sinh, môi trường sống. Nhiều nghiên cứu cho thấy những em bé sống ở nơi chật chội, ồn ào, nhà quá đông đúc, lộn xộn, hay xảy ra cãi vã… sẽ dễ bị mắc chứng tăng động.

- Do tác động từ hoàn cảnh sống như trẻ thiếu sự quan tâm của bố mẹ, thường xuyên cãi nhau hay bạo lực gia đình, hoặc để cho con nghiện trò chơi điện tử, tivi…

- Mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

- Khi mang thai, sử dụng thuốc không theo sự chỉ định của bác sĩ (thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, viêm khớp…), mẹ mắc vấn đề về tuyến giáp khi sinh cũng làm con tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ.

- Thai phụ luôn căng thẳng, mệt mỏi, u sầu…. thì trẻ sinh ra dễ bị tự kỷ.

Hướng điều trị và cách phòng tránh:

- Châm cứu đang là phương pháp được rất nhiều bà mẹ lựa chọn cho con mắc bệnh tăng động giảm chú ý và các bệnh liên quan đến hệ thần kinh.

- Kiên trì tập cùng con, dành nhiều thời gian vui chơi và trò chuyện với con.

- Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ hãy tiêm vắc xin đầy đủ để tránh cúm, sởi…  ngoài ra cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thai kỳ, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh.

- Tạo môi trường sống lành mạnh, có sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên trong gia đình, quan tâm, yêu thương lẫn nhau, gia đình vui vẻ, hạnh phúc là biện pháp tốt để tránh được chứng tăng động ở trẻ.

Lanah
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự mẹ bỉm