Đau nhức cơ thể trong lúc bầu bí là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nếu bạn thấy đau ở 3 vị trí này thì nên vui mừng.
Video xem thêm: Những điều cần tránh khi mang thai.
Khi nhìn những bức ảnh lung linh về một thai kỳ hạnh phúc ngập tràn trên internet, chắc hẳn không ít người nghĩ rằng mang thai là một việc rất đơn giản. Song, thực tế thì có trải qua rồi bạn mới thấu, mang thai là quãng thời gian 9 tháng 10 ngày mà các bà mẹ phải một mình bước đi trên con đường gập ghềnh khúc khuỷu.
Vừa thoát khỏi tình trạng ốm nghén ăn gì nôn đó trong 3 tháng đầu, các mẹ bầu lại tiếp tục đối mặt với việc đau nhức nặng nề vì thai nhi phát triển nhanh trong tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3. Các cơn đau hoành hành khắp cơ thể khiến bạn luôn ở trong trạng thái mệt mỏi. Tuy nhiên, có 3 vị trí cho dù có đau mấy, bạn cũng nên vui mừng vì nó chứng tỏ con bạn đang phát triển tốt.
1. Đau lưng
Theo thông tin từ Dịch Vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, đau lưng lúc mang bầu là điều không thể tránh vì khi mang thai, các dây chằng trong cơ thể bạn trở nên mềm hơn và căng ra để chuẩn bị cho quá trình chuyện dạ.
Khi mang thai, các dây chằng trong cơ thể trở nên mềm hơn và căng ra để chuẩn bị cho quá trình chuyện dạ là nguyên nhân khiến cho mẹ bầu bị đau lưng (Ảnh minh họa).
Mặc dù đau lưng là một cảm giác rất khó chịu khiến cho nhiều mẹ bầu lo lắng không biết mình có bị làm sao không. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, đó lại là một tin vui vì điều này chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt. Vì em bé lớn lên sẽ làm cho tử cung của mẹ không ngừng mở rộng ra, dồn ép các cơ quan nội tạng sang vị trí khác nên hiện tượng mỏi lưng, đau lưng mới xuất hiện.
* Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu giảm đau lưng:
- Tránh mang vác vật nặng.
- Đi giày bệt để phân bổ đều trọng lượng của cơ thể.
- Luôn giữ thẳng lưng và nên có một chiếc gối hỗ trợ đỡ lưng khi ngồi.
- Hạ thấp đầu gối ngồi xuống trong khi vẫn giữ thẳng lưng khi muốn lấy một vật gì đó ở dưới thấp.
- Nghỉ ngơi thường xuyên, đặc biệt là càng gần về cuối thai kỳ.
2. Đau xương mu
Đau xương mu khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến. Theo Tiến sĩ Robin Elise Weiss - Trợ lý Giáo sư công tác tại Trường Y tế Cộng đồng và Khoa học Thông tin của trường đại học Louisville (Mỹ), căn bệnh diastasis pubis (SPD) chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau xương mu. Vì trong giai đoạn sau của thai kỳ, hormone relaxin sẽ làm cho xương chậu, đặc biệt là xương mu trở nên lỏng lẻo. Đây là một tin tốt vì nó sẽ giúp cho quá trình sinh nở của bạn được dễ dàng hơn. Đồng thời cũng chứng tỏ em bé đang tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh nên đã tạo ra áp lực đè lên khung xương chậu.
* Mẹo nhỏ giảm đau xương mu khi mang thai:
- Mẹ bầu nên hạn chế đứng trong thời gian dài. Nếu phải đứng, bạn hãy lựa chọn giày hợp lý và cố gắng di chuyển xung quanh hoặc thay đổi tư thế chân trụ liên tục.
- Tập một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng sẽ giúp bạn giảm đau xương mu trong khi mang thai. Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ về một các bài tập vật lý trị liệu để giảm đau.
- Nếu quá đau, thỉnh thoảng bạn cũng có thể uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên, điều này nên được thực hiện sau khi bạn đã tham khảo ý kiến bác sĩ và mua đúng thuốc do bác sĩ kê toa.
Đau lưng, đau ngực, đau xương mu đều là 3 vị trí đau cho thấy em bé của bạn đang phát triển tốt (Ảnh minh họa).
3. Tức ngực
Một số mẹ bầu đã bị đau ngực ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất, thậm chí có mẹ còn xem đây là dấu hiệu cho thấy mình đã mang thai. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hormone estrogen thay đổi khiến cho bầu ngực của bạn bị đau.
Khi bước vào tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3, bầu ngực của bạn sẽ dần to ra kèm theo đau. Lý do là khi thai nhi lớn lên, tử cung mở rộng ra làm tăng áp lực lên phổi và dạ dày. Áp lực này sẽ ngày càng tăng và gây đau ngực ở khi càng gần về cuối thai kỳ.
Nói tóm lại, mệt mỏi đau nhức cơ thể trong thời kỳ mang thai là chuyện không thể tránh khỏi. Song, các mẹ nên vui mừng khi bị đau ở 3 vị trí vừa nêu ở trên, vì điều này chứng tỏ em bé của bạn đang phát triển tốt.