Bà bầu ăn mì tôm được không? Mì ăn liền nằm trong nhóm thực phẩm đồ ăn nhanh mang đến sự thuận tiện khi sử dụng và chế biến. Tuy vậy, mì ăn liền lại không nằm trong nhóm đồ ăn cân bằng và lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai.
Khi mẹ bầu ăn mì tôm (mì ăn liền) trong khi mang thai, có nghĩa là mẹ đang tiêu thụ khá nhiều muối và carbs, không có các chất dinh dưỡng khác. Mì ăn liền được đánh giá không phải là sự lựa chọn tốt khi mang thai do thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào dinh dưỡng của mẹ.
Bà bầu ăn mì tôm được không? (Ảnh minh họa)
Là những bà mẹ tương lai, thức ăn của mẹ cần phải cung cấp nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng cho cả mẹ và con.
Bà bầu ăn mì tôm được không?
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, nếu ăn mì ăn liền thường xuyên sẽ gây ra rất nhiều vấn đề như tăng cân, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khác. Vì thế, mẹ bầu nên loại bỏ mì ăn liền ra khỏi chế độ ăn uống khi mang thai.
Mì tôm chứa nhiều natri
Trong thành phần của mì ăn liền có rất nhiều hàm lượng natri. Mặc dù natri tốt cho hoạt động của cơ thể, nhưng lượng natri dư thừa có thể gây nguy hiểm.
Chế độ ăn nhiều natri có thể gây ra nhiều mối đe dọa như các bệnh tim mạch, đột quỵ,… Nó cũng có thể ảnh hưởng đến tim mạch do làm tăng huyết áp và tạo ra nhiều vấn đề về thận hơn.
Mì tôm có chứa nhiều bột ngọt
Mì tôm đi kèm với bột ngọt (đôi khi còn được gọi là ajinomoto), một loại phụ gia thực phẩm phổ biến được tìm thấy trong thực phẩm chế biến. Nó hoạt động như một chất cải thiện vị giác và có lẽ đây là lý do khiến mẹ thèm ăn mì ăn liền khi mang thai.
Mì ăn liền có chứa khá nhiều bột ngọt. (Ảnh minh họa)
Loại bột ngọt này có tác dụng nhỏ và lâu dài đối với cơ thể con người. Nhiều người đã xác minh rằng tiêu thụ quá nhiều bột ngọt dẫn đến béo phì và các vấn đề về tim mạch.
Tuy nhiên, một lượng nhỏ bột ngọt trong mì ăn liền có thể không ảnh hưởng đến mẹ bầu miễn là nó được ăn một cách điều độ.
Mì tôm chứa hóa chất tổng hợp và chất tạo màu
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những rủi ro về sức khỏe do các chất phụ gia gây nên. Khi mang thai, nếu sử dụng các chất phụ gia với số lượng lớn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thậm chsi của em bé ngay từ trong bụng mẹ.
Ngoài ra, mì ăn liền khiến thời gian tiêu hóa lâu hơn do có chứa sáp và chất bảo quản được gọi là TBHQ (một chất phụ gia chống oxy hóa). Việc chậm tiêu hóa có thể gây cản trở đến hệ tiêu hóa của mẹ bầu vốn thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các hormone thai kỳ.
Mì ăn liền thường chứa hóa chất tổng hợp và chất tạo màu. (Ảnh minh họa)
Bà bầu có được ăn mì tôm sống không?
Việc đổ nước sôi để nấu mì tôm thường không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng từ mì tôm và cũng không làm cho mì tôm dễ tiêu hơn. Do vậy, bà bầu ăn mì tôm sống hoặc ăn mì tôm đã chế qua nước sôi cũng không có gì khác nhau.
Tuy nhiên, như đã chia sẻ, mì tôm không phải là món ăn bổ dưỡng nên mẹ bầu không nên ăn quá nhiều.
Lượng đường trong máu có thể bị ảnh hưởng
Thực phẩm chế biến sẵn thường có xu hướng ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong cơ thể. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ có khả năng làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Mặc dù bạn có thể không xuất hiện các triệu chứng chính nhưng bạn có thể bị đi tiểu thường xuyên, khát nước, mệt mỏi, buồn nôn, ... Đây có thể giống như các triệu chứng mang thai, tuy nhiên, bạn cần phải kiểm tra lượng đường của mình để biết chính xác.
Không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi
Thực phẩm chế biến có rất ít chất dinh dưỡng. Em bé nhận được chất dinh dưỡng của nó từ lượng của mẹ. Khi bạn ăn mì gói trong thời kỳ mang thai, về cơ bản mẹ chỉ nạp natri và carbohydrate. Vì thai nhi phụ thuộc vào mẹ về dinh dưỡng, mì gói trong thai kỳ không phải là một lựa chọn tuyệt vời.
Là những bà mẹ mang thai, chế độ ăn uống của mẹ cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cân bằng cho em bé. Đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng sẽ dẫn đến dinh dưỡng cho thai nhi tốt hơn, thai nhi tăng cân tối ưu và em bé khỏe mạnh hơn.
Mì tôm không đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi. (Ảnh minh họa)
Cách nấu mì tôm cho bà bầu
Nếu quá thèm mì tôm, mẹ bầu không cần phải loại bỏ loại thực phẩm này ra khỏi thực đơn nhưng cần ăn một cách điều độ. Theo đó, mẹ bầu chỉ nên ăn mì tôm khoảng 1-2 lần trong tháng.
Để nấu mì tôm đúng cách, mẹ bầu nên lưu ý nấu cùng với nước đã đun sôi 100 độ C. Đồng thời, thực hiện những việc làm đơn giản sau:
- Tránh cho thêm gia vị hoặc muối vào mì đã nấu chín mà nên giảm lượng muối, gia vị tổng hợp đã có sẵn trong bao bì.
- Thêm rau luộc hoặc các loại thực phẩm khác khi ăn như cải bẹ xanh, cà chua, khoai tây hoặc trứng đã nấu chín vào trong tô mì.
- Gia vị của mì ăn liền thường bám rất lâu trên lưỡi, vì vậy hãy ngay lập tức tăng cường chất lỏng cho cơ thể bằng cách uống nước. Đồng thời cân bằng với các chất dinh dưỡng khác như trái cây.
Như vậy, có thể thấy, bà bầu có thể ăn mì tôm trong quá trình mang thai nhưng không nên ăn nhiều, ăn quá thường xuyên.