Theo dõi cân nặng thai nhi giúp mẹ có biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để con phát triển tốt nhất.
Trong suốt quá trình mang thai, mỗi lần đi siêu âm, ngoài thông số về nhịp tim, chỉ số nước ối, đường kính lưỡng đỉnh… có hai thông tin mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đó là cân nặng và chiều dài của thai.
Theo dõi những cân nặng thai nhi để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Thừa cân hay thiếu cân nếu được xem xét điều chỉnh từ sớm thì sẽ sớm về cân nặng tiêu chuẩn.
Mỗi lần đi siêu âm, khám thai, mẹ bầu sẽ được thông báo cân nặng thai nhi. (Ảnh minh họa)
Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Dưới đây là bảng cân nặng thai nhi chuẩn từng tuần theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và tham khảo bảng cân nặng từ bệnh viện Từ Dũ.
Từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 7 là thời gian hình thành phôi và bào thai nên cân nặng và chiều dài của thai được tính từ tuần thứ 8 đến khi bé chào đời.
Từ tuần 8 đến tuần 20 (chiều dài đo từ đầu đến mông)
Tuổi thai (tuần) | Cân nặng (gram) | Chiều dài (cm) |
8 | 1 | 1,6 |
9 | 2 | 2,3 |
10 | 4 | 3,1 |
11 | 7 | 4,1 |
12 | 14 | 5,4 |
13 | 23 | 7,4 |
14 | 43 | 8,7 |
15 | 70 | 10,1 |
16 | 100 | 11,6 |
17 | 140 | 13 |
18 | 190 | 14,2 |
19 | 240 | 15,3 |
20 | 300 | 16,4 |
Từ tuần 21 đến tuần 42 (chiều dài đo từ đầu đến chân)
Tuổi thai (tuần) |
Cân nặng (gram) | Chiều dài (cm) |
21 | 360 | 26,7 |
22 | 430 | 27,8 |
23 | 501 | 28,9 |
24 | 600 | 30 |
25 | 660 | 34,6 |
26 | 760 | 35,6 |
27 | 875 | 36,6 |
28 | 1005 | 37,6 |
29 | 1153 | 38,6 |
30 | 1319 | 39,9 |
31 | 1502 | 41,1 |
32 | 1702 | 42,4 |
33 | 1918 | 43,7 |
34 | 2146 | 45 |
35 | 2383 | 46,2 |
36 | 2622 | 47,4 |
37 | 2859 | 48,6 |
38 | 3083 | 49,8 |
39 | 3288 | 50,7 |
40 | 3462 | 51,2 |
41 | 3597 | 51,5 |
42 | 3685 | 51,7 |
Bảng cân nặng và chiều dài trên đây chỉ là thông tin các mẹ tham khảo. Mỗi một bé sẽ có mức độ phát triển khác nhau. Khi đi siêu âm, khám thai định kỳ, nếu có bất kỳ vấn đề nào về sự phát triển của con sẽ được bác sĩ thông báo và có những hướng dẫn cụ thể.
Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi
- Tuổi của mẹ: Nếu mẹ mang thai với độ tuổi quá sớm (dưới 18) và quá muộn (sau 35) cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng của thai nhi.
- Yếu tố di truyền: Di truyền là một yếu tố không thể thay đổi được, em bé có bố mẹ cao lớn thì kích thước cân nặng và chiều dài cũng sẽ có thay đổi vượt trội hơn so với cân nặng của những em bé khác. Mẹ chỉ nên tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần để so sánh vì mỗi em bé có mức độ phát triển khác nhau.
- Thể trạng sức khỏe của mẹ bầu: Tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng là một yếu tố quyết định sự phát triển của thai nhi. Những mẹ bầu mắc các chứng bệnh như tiểu đường, béo phì... thì thai nhi có xu hướng nặng cân hơn.
- Số lượng thai: Mang song thai hoặc đa thai, cân nặng của thai nhi cũng sẽ thấp hơn so với chuẩn biểu đồ cân nặng của thai nhi.
- Thứ tự sinh con: Con thứ hai thường lớn hơn con thứ nhất, nhưng nếu khoảng thời gian sinh quá ngắn, thì ngược lại có thể xảy ra, con thứ hai nặng hơn con thứ nhất.
- Giới tính thai nhi: Các bé trai thường dài và nặng hơn các bé gái và mỗi em bé đều khác nhau.
Mẹ bầu cần đi khám đầy đủ, đúng lịch để theo dõi cân nặng thai nhi theo chuẩn. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để biết cân nặng của thai nhi?
Có nhiều loại công thức tính và biểu đồ khác nhau giúp bác sĩ ước tính trọng lượng của thai nhi, cùng với các phép đo như chu vi bụng, đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, v.v. Các chỉ số này cũng được lấy làm phần tử trong công thức tính ngày dự sinh. Nếu bạn quan tâm, hãy cùng xem cụ thể các chỉ số này là gì:
- Đường kính lưỡng đỉnh (CRL): từ 8- 19 tuần được sử dụng chỉ số này được đo là chiều dài từ đầu đến mông. Lúc này, thai nhi bị cong chân trong nửa đầu thai kỳ, nên đo cân nặng và chiều dài của bé rất khó chính xác, sau đó từ 20 tuần trở đi, là chiều dài từ đỉnh đầu đến gót chân.
- Chu vi vòng đầu (HC): Chu vi vòng đầu của em bé qua ước tính trên hình ảnh siêu âm.
- Chiều dài xương đùi (FL): Đo chiều dài của xương đùi thai nhi.
- Chu vi vòng bụng (AC): Chỉ số này là chu vi vòng bụng ước tính trên hình ảnh siêu âm.
Em bé của bạn sẽ hoạt động nhiều hơn, có nghĩa là CRL không chính xác. Thay vào đó, bác sĩ siêu âm của bạn sẽ kiểm tra chu vi đầu (HC), chu vi bụng (AC) và chiều dài xương đùi (xương đùi) (FL) của bé và áp dụng một công thức khác để ước tính cân nặng của thai nhi.