Ra máu khi mang thai là hiện tượng dễ gặp ở bà bầu, đặc biệt trong 3 tháng đầu. Tình trạng này dễ xảy ra hơn do thai đang trong quá trình làm tổ, ổn định. Nếu lượng máu ra nhiều, đau tức vùng bụng là dấu hiệu dọa sảy mẹ nên lưu ý.
Ra máu khi có thai có thể xảy ra ở bất kỳ tháng nào trong thai kỳ. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu bà bầu có nguy cơ ra máu nhiều hơn, do tác từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Chảy máu khi mang thai 3 tháng đầu có phải dấu hiệu dọa sảy (ảnh minh họa)
1. Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu thai nhi có ảnh hưởng gì không?
3 tháng đầu, thai đang quá trình làm tổ, chưa ổn định. Do đó, bà bầu luôn được các bác sĩ chuyên khoa khuyên phải cẩn thận trong sinh hoạt, vận động, ăn uống. Hiện tượng ra máu khi mang thai 3 tháng đầu là dấu hiệu nguy hiểm với mẹ bầu.
Nếu ra máu khi mang thai 5 tuần thì đây là hiện tượng bình thường, dấu hiệu báo có thai chuẩn xác hay còn gọi là máu báo thai mẹ không nên lo ngại.
Tuy nhiên, chảy máu khi mang thai là là dấu hiệu cảnh báo thai nhi không được an toàn, có nguy cơ động thai, sảy thai, thai chết lưu mẹ chớ nên coi thường.
Khi có dấu hiệu ra máu kèm theo các uống hiệu sau, mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để xử lý, khắc phục kịp thời.
- Đau bụng dưới
- Ra máu đỏ tươi, máu nâu
- Dịch nhầy màu nâu nhiều, có mùi hôi khó chịu
- Lượng máu ra nhiều
- Vùng kín ngứa rát, khó chịu
Đau bụng, kèm ra lượng máu nhiều sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi mẹ nên cẩn thận (ảnh minh họa)
2. Nguyên nhân ra máu khi mang thai
Chảy máu màng
Sau khi thụ thai thành công, lớp niêm mạc tử cung dễ bị bong ra nội tiết tố tăng cao. Khi lớp niêm mạc bong bị đẩy ra ngoài sẽ gây chảy máu kèm chất nhầy.
Trứng được thụ tinh
Quá trình trứng được thụ tinh sẽ trong khoảng từ 2 - 5 ngày. Hiện tượng này sẽ gây chảy máu nhẹ, mẹ sẽ thấy có một chút máu màu hồng, nâu, đỏ nhạt ra ngoài.
Hiện tượng này là chỉ dấu hiệu có thai, không gây nguy hiểm cho thai kỳ mẹ không nên quá lo lắng.
Quá trình thụ tinh thành công sẽ gây hiện tượng chảy máu nhẹ hay còn gọi là máu báo thai (ảnh minh họa)
Một thai đôi bị mất
Nếu mẹ mang thai đôi, đa thai trường hợp chảy máu khi mang thai là dấu hiệu cảnh bảo mẹ đang mất một thai kèm theo dấu hiệu đau bụng tương tự như sảy thai. Khi có dấu hiệu này, mẹ nên đến ngay cơ thể y tế để bảo vệ, giữ thai còn lại.
Sảy thai
Nếu trường hợp ra máu đỏ tươi khi mang thai tháng đầu tiên, kèm dấu hiệu đau thắt vùng bụng dưới, lượng máu nhiều, dịch nhầy màu nâu thì có thể mẹ có dấu hiệu sảy thai.
Thai ngoài tử cung
Thai không được làm tổ trong tử cung mà nằm ở vòi trứng, ngoài tử cung sẽ dễ bị vỡ khối thai gây động thai, sảy thai. Hiện tượng chảy máu nhiều, đau vùng bụng dưới thì rất có thể bà bầu đang bị thai ngoài tử cung và cần đến bệnh viện để kiểm tra kỹ.
Hình ảnh thai ngoài tử cung, gây chảy máu khi mang thai ở bà bầu (ảnh minh họa)
Tụ máu nhau thai
Nguyên nhân này thường đến với phụ nữ mang thai trên 35 tuổi và khi nhau thai bị tụ máu, sẽ dẫn tới hiện tượng ra máu khi mang thai. Tụ máu nhau thai là tình trạng khá nguy hiểm sẽ khiến mẹ bị sảy thai, thai chết lưu, đứt nhau thai do đó mẹ nên đi khám thai, siêu âm định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh.
Nhiễm trùng vùng kín
Cổ tử cung hoặc âm đạo bà bầu bị nhiễm trùng do quan hệ tình dục hoặc bệnh lý tiềm ẩn sẽ có nguy cơ xuất huyết, chảy máu. Nguyên nhân này sẽ có thêm biểu hiện ngứa, đau rát, khó chịu ở vùng kín.
3. Cách xử lý, khắc phục ra máu khi mang thai
Cách xử lý
Khi có hiện tượng chảy máu khi có thai, bà bầu có thể xử lý tại nhà trước khi đến bệnh viện kiểm tra theo các cách sau.
- Theo dõi lượng máu ra ít hay nhiều, màu máu (đỏ, nâu, hồng, máu cục, máu đỏ tươi) qua miếng băng vệ sinh hàng ngày, quần lót.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh đi lại nhiều và lựa chọn những thực phẩm an toàn cho bà bầu, không gây co thắt, đau bụng.
- Khi có dấu hiệu ra máu khi mang thai không được quan hệ tình dục, tránh động thai, sảy thai.
- Tới cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị nếu ra máu khi mang thai ảnh hưởng đến thai nhi.
Khi có dấu hiệu ra máu khi mang thai do bất cứ nguyên nhân nào mẹ cũng nên tới bệnh viện để được kiểm tra (ảnh minh họa)
Cách khắc phục
- Ăn những thực phẩm, món ăn an thai, ngừa nguy cơ chảy máu khi mang thai như cháo cá chép, trứng gà, gà tần thuốc bắc, cháo bồ câu…
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày, không sử dụng các dung dịch vệ sinh gây hại cho bà bầu.
- Nghỉ ngơi, thư giãn và tránh để stress, căng thẳng, lo lắng quá nhiều khiến tình trạng nguy hại tới sức khỏe hơn.
- Khám thai và siêu âm định kỳ để theo dõi và khắc phục tình trạng ra máu khi mang thai kịp thời.
Chảy máu khi có thai kèm đau bụng, ra máu nhiều… tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hại đến thai nhi. Tuy nhiên trường hợp đau bụng nhưng không ra máu khi mang thai mẹ cũng cần thận trọng và đến cơ sở y tế khi có bất cứ dấu hiệu thai kỳ bất thường nào.