Muốn con lớn lên sở hữu một vẻ bề ngoài ưu nhìn, bố mẹ cần lưu ý chỉnh ngay cho trẻ 3 thói quen không tốt, ảnh hưởng đến ngoại hình của trẻ sau này.
Có người nói xã hội ngày nay là xã hội trọng bề ngoài, câu nói này không hoàn toàn sai, trong thực tế có rất nhiều bậc bố mẹ đều hy vọng con mình lớn lên sẽ không chỉ "đẹp" bên trong, "đẹp" ở trí óc mà còn đẹp cả ở vẻ bề ngoài.
Bởi vì, ngoại hình của trẻ có tầm quan trọng đáng kể và nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống của trẻ, bao gồm: sự tự tin, phản ánh trạng thái sức khỏe của trẻ, các mối quan hệ xã hội,...
Mặc dù ngoại hình của trẻ bị ảnh hưởng một phần bởi yếu tố di truyền, nhưng bên cạnh đó còn chịu sự tác động của những yếu tố khác, chẳng hạn như việc hình thành một số thói quen có được cũng rất quan trọng. Đặc biệt là một số thói quen xấu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ, ảnh hưởng rất lớn đến ngoại hình của trẻ sau này.
Những yếu tố quyết định đến ngoại hình trẻ
Gen di truyền từ bố mẹ
Ngoại hình của một người phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta thường nghe người ta nói con nhà ai đẹp trai xinh gái thì hầu hết đều sẽ thêm vào một câu: “Nhìn bố mẹ bé xinh/đẹp trai như thế, đương nhiên đứa trẻ cũng sẽ thừa hưởng từ bố mẹ".
Câu này là câu khẳng định, một đứa trẻ khi sinh ra, tướng mạo trước hết là do gen di truyền của bố mẹ ảnh hưởng, cho nên gen rất quan trọng. Nếu bố mẹ muốn đứa trẻ của mình sinh ra sở hữu vẻ bề ngoài ưa nhìn, trước khi mang thai thì cả bố và mẹ phải xây dựng cho bản thân một lối sống lành mạnh.
Môi trường trưởng thành và không khí gia đình
Một cặp bố mẹ có ngoại hình nổi bật, nhất định sẽ sinh ra một đứa con có ngoại hình nổi bật. Tất nhiên, điều này không phải là tuyệt đối, sẽ có những trường hợp ngoại lệ, có một số bậc bố mẹ sinh con khá ưa nhìn nhưng ngoại hình không có gì nổi bật.
Thực ra, sở dĩ có ngoại lệ này là do thai nhi hình thành và đứa trẻ sau khi chào đời có bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Nói tóm lại, sự thay đổi trong môi trường phát triển của trẻ đã trở thành một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình.
"Tâm sinh tướng", nhưng nếu tâm hồn trẻ bị ảnh hưởng xấu bởi môi trường sống thì ngoại hình của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Nếu con cái sống trong một gia đình hòa thuận, đứa trẻ sẽ được hưởng sự chăm sóc của bố mẹ và lớn lên hạnh phúc. Không khí gia đình như vậy cũng sẽ khiến trẻ tự tin và vui vẻ. Đứa trẻ không mang tâm trạng tiêu cực, cộng với gen ưu tú của bố mẹ, dung mạo của đứa trẻ dĩ nhiên sẽ trở nên nổi bật hơn.
Nếu một đứa trẻ sống trong một gia đình không trọn vẹn, thiếu vắng tình yêu thương của người bố, người mẹ, lớn lên trong bầu không khí gia đình không hòa thuận thì trong lòng trẻ sẽ có cảm giác sợ hãi, rụt rè, dễ dẫn đến tự kỷ, mặc cảm. Người xưa dạy rằng “tâm sinh tướng”, nội tâm sẽ phản ánh trên khuôn mặt của trẻ, đồng thời cũng sẽ ảnh hưởng đến tướng mạo.
Thói quen sinh hoạt
Gia đình hòa thuận, tốt đẹp là cơ sở để trẻ phát triển khỏe mạnh, trong quá trình lớn lên của trẻ, ngoài không khí gia đình, thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng sẽ mang đến những thay đổi về ngoại hình của trẻ. Một chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, đủ bữa và đúng giờ sẽ mang lại cho trẻ một ngoại hình "đáng mơ ước".
Ngoài ra, tập thể dục có thể thay đổi hình dạng cơ thể và sự thay đổi hình dạng cơ thể có tác động rất lớn đến ngoại hình của một người. Một đứa trẻ tập thể dục thường xuyên và một đứa trẻ không tập thể dục, ngoài việc khiến mọi người cảm thấy ngưỡng mộ sự kiên trì, đứa trẻ có thói quen rèn luyện thể dục thể thao tốt còn mang lại cảm giác khỏe mạnh và xinh đẹp.
Trong thực tế cuộc sống, xung quanh thường có rất nhiều người tương đối béo, sau khi tập luyện đã đạt được hiệu quả về vóc dáng, không chỉ trở nên xinh đẹp tuấn tú hơn mà còn rất khỏe mạnh.
Thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp trẻ sở hữu một vẻ ngoài tươi tắn, giàu năng lượng.
3 thói quen xấu ảnh hưởng đến ngoại hình trẻ
Trẻ quen ngủ nghiêng về một hướng
Một số trẻ luôn có thói quen ngủ nghiêng về một hướng, điều này là không đúng, trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển, nếu luôn ngủ nghiêng về một hướng, xương đầu của trẻ sẽ bị nén, trẻ có thể bị trằn trọc khi ngủ.
Nếu không được khắc phục sớm sẽ ảnh hưởng đến sự cân xứng của các đường nét trên khuôn mặt, từ đó ảnh hưởng đến tướng mạo. Đây cũng là lý do khi trẻ ngủ đêm, người mẹ sẽ hơi vất vả hơn để phát hiện kịp thời tư thế ngủ này mà điều chỉnh cho trẻ.
Trẻ thường xuyên mút tay
Có rất nhiều tranh cãi về việc bé mút tay, có người cho rằng mút tay có thể làm giảm căng thẳng và phân tán sự chú ý, thậm chí một số người lớn sau khi trưởng thành vẫn không thay đổi được thói quen mút tay. Tuy nhiên, việc mút tay nên được điều trị theo từng giai đoạn, trước khi trẻ một tuổi, miễn là các ngón tay không mẩn đỏ, sưng tấy, đứt da… thì việc mút tay là có lợi cho sự phát triển, nên sẽ được khuyến khích.
Trẻ thường xuyên mút tay, sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển của răng miệng.
Nhưng sau một tuổi, nếu trẻ mút tay trong thời gian dài sẽ dẫn đến các vấn đề về sự phát triển của răng, ảnh hưởng đến hàm trên và hàm dưới của trẻ, làm thay đổi hình dạng các cơ. Khi trẻ mút tay, trẻ đưa ngón tay vào giữa hai răng cửa khiến răng chìa ra ngoài, không cho răng trên và răng dưới chạm vào nhau. Thứ hai, mút ngón tay lâu ngày cũng sẽ khiến hàm dưới phát triển quá mức về phía trước, biểu hiện trực tiếp là mặt hóp lại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khuôn mặt.
Bố mẹ có thể chủ động hướng dẫn con tham gia một số hoạt động, trò chơi phong phú, đa dạng về mặt hành vi, giải phóng đôi tay và phân tán sự chú ý của trẻ khỏi hành vi mút tay. Nếu cách này không hiệu quả, bố mẹ có thể áp dụng cách dùng một ít nước ép mướp đắng hoặc thức ăn cay, hoặc đeo dụng cụ nắn chỉnh răng mút tay cho trẻ, lâu dần sẽ khiến trẻ chán ghét việc mút tay.
Trẻ có thói quen cắn môi, lè lưỡi
Nhiều bé thích thể hiện sự dễ thương bằng cách cắn môi hoặc thè lưỡi, nhưng không biết rằng trẻ thường xuyên có thói quen thè lưỡi có thể dẫn đến hở một phần răng, khiến răng nghiêng lệch. Đồng thời, tật cắn môi trên lâu ngày cũng sẽ khiến trẻ bị hở môi, nhe răng, dẫn đến môi trên ngắn và dày, răng cửa trên nhô ra, hàm dưới thụt vào trong. Cắn môi dưới dễ gây ra các triệu chứng như cắn chéo, về lâu dài chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sự thẳng hàng của răng.
Hầu hết trẻ em đều có những thói quen này, nếu bố mẹ không kịp thời để ý và uốn nắn trẻ thay đổi, ngoại hình của trẻ sẽ bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực. Việc chỉnh sửa những thói quen này thực chất không quá khó và kéo dài, chỉ cần bố mẹ kiên trì với phương pháp nuôi dạy con phù hợp.
Thói quen cắn môi, lè lưỡi về lâu về dài sẽ gây nên sự thay đổi tiêu cực cho khuôn mặt trẻ.