Bố mẹ nên buông bỏ ở một số khía cạnh, nhằm nuôi dưỡng con trưởng thành tốt hơn.
Việc bố mẹ yêu thương con là điều dễ hiểu, nhưng các chuyên gia khuyên nên thể hiện một cách có kiểm soát. Nếu bố mẹ quá chiều chuộng sẽ vô tình khiến trẻ hình thành tính cách xấu.
Vì vậy, trong quá trình giáo dục con, bố mẹ nên “khó tính” hơn ở một số khía cạnh nhất định, để trẻ biết cách cân bằng, phát triển lành mạnh và dễ thành công trong cuộc sống.
Cần phạt kịp thời khi trẻ mắc lỗi
Nhiều bậc bố mẹ cho rằng con mình còn rất nhỏ, chưa hiểu biết, nên đợi con lớn lên sẽ điều chỉnh. Thực tế, trẻ nên hiểu sớm những gì nên và không nên làm.
Từ lúc còn rất nhỏ, trẻ đã có những nhận thức và phản ứng cơ bản về những hành vi đúng và sai. Trẻ nhận biết được những việc cần làm để được khen ngợi và những việc cần tránh để không bị phạt.
Cần phạt kịp thời khi trẻ mắc lỗi.
Khi trẻ làm sai điều gì đó, bố mẹ không nên quan tâm quá mức và cần đưa ra hình phạt phù hợp. Điều này giúp trẻ nhận ra được sai lầm và có cơ hội để sửa chữa, từ đó hình thành những thói quen tốt.
Bố mẹ cũng cần áp dụng những biện pháp kỷ luật tích cực như giới hạn thời gian chơi, yêu cầu trẻ xin lỗi hoặc giải quyết hậu quả của hành vi sai trái. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu rõ hơn về hành vi đúng sai, khuyến khích trẻ tự chủ trong việc điều chỉnh hành vi của mình.
Để trẻ làm một số việc nhà hợp lý
Nhiều trẻ đã 3, 4 tuổi vẫn chưa thể tự mặc quần áo. Bởi thường ngày luôn có bố mẹ hoặc ông bà giúp đỡ. Trong quá trình lớn lên, trẻ cần được trao cơ hội tự thực hiện những việc nhỏ như mặc quần áo, dọn dẹp phòng ốc, hoặc giúp gia đình một vài công việc nhà đơn giản.
Việc cho trẻ được tham gia vào các hoạt động gia đình nhằm rèn luyện tính tự lập và trách nhiệm, tạo cơ hội để trẻ học hỏi và phát triển các kỹ năng sống cần thiết. Khi trẻ được giao những nhiệm vụ phù hợp với độ tuổi, sẽ cảm thấy được tin tưởng và tự hào về bản thân. Điều này sẽ giúp tăng cường sự tự tin và động lực phát triển.
Tuy nhiên, cha mẹ cần hướng dẫn và giám sát trẻ trong quá trình thực hiện, để chắc chắn rằng trẻ hoàn thành tốt công việc mà không gặp nguy hiểm. Từ đó, dần dần rút lui sự hỗ trợ, khuyến khích trẻ tự lập và tự chủ hơn trong cuộc sống.
Để trẻ làm một số việc nhà.
Không nên cho trẻ quá nhiều tiền tiêu vặt và dạy con cách chi tiêu hợp lý
Nhiều gia đình có điều kiện tốt nên thường thoải mái cho con tiền tiêu vặt. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ.
Việc cho trẻ quá nhiều tiền tiêu vặt có thể khiến chúng trở nên lệ thuộc vào tiền bạc, thiếu ý thức quản lý tài chính và có những hành vi tiêu xài không kiểm soát. Trẻ cũng có thể trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm và thiếu động lực để tự mình kiếm tiền hoặc làm việc.
Không nên cho trẻ quá nhiều tiền tiên vặt và dạy con cách chi tiêu hợp lý.
Thay vào đó, bố mẹ nên quy định một khoản tiền vừa đủ cho nhu cầu cơ bản của trẻ, và khuyến khích trẻ biết tiết kiệm, quản lý và sử dụng tiền một cách khôn ngoan. Bố mẹ có thể cho trẻ làm một số việc nhỏ để kiếm thêm tiền, đồng thời dạy trẻ cách chi tiêu hợp lý.
Điều này sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng quản lý tài chính cá nhân, trở nên tự lập và có trách nhiệm hơn. Từ đó, trẻ sẽ biết quý trọng tiền bạc và sử dụng chúng một cách khôn ngoan, thay vì lãng phí hay tiêu dùng quá mức.
Lịch sự và hiểu phép tắc trên bàn ăn
Bên cạnh việc tự lập trong các công việc nhà, bố mẹ cũng nên dạy trẻ cách ứng xử lịch sự và hiểu biết về các phép tắc trong ăn uống. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển thành người có văn hóa, biết cách giao tiếp và ứng xử phù hợp trong nhiều hoàn cảnh.
Trên bàn ăn, bố mẹ có thể hướng dẫn trẻ những điều cơ bản như ngồi ngay ngắn, không ăn uống ầm ĩ, sử dụng đúng cách các dụng cụ ăn uống, không miệng mở khi nhai, không nói chuyện lớn khi đang ăn....
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể dạy trẻ cách khen ngợi, cảm ơn và lịch sự khi được phục vụ. Đây là những hành vi thể hiện sự tôn trọng, biết ơn và đánh giá cao những người đã chuẩn bị bữa ăn. Điều này giúp trẻ trở nên lịch sự hơn, mà còn nuôi dưỡng trong trẻ những phẩm chất tốt đẹp như sự biết ơn.
Lịch sự và hiểu phép tắc trên bàn ăn.
Không để trẻ chạm vào những vật nguy hiểm
Bố mẹ cần giải thích cho trẻ biết rõ những vật dụng, thiết bị mà trẻ không được chạm vào, như bếp ga, ổ điện, dao kéo... Đồng thời, cần nhấn mạnh những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu trẻ vô tình chạm phải những thứ này, như bỏng, điện giật...
Bố mẹ cũng nên phối hợp với nhà trường, hướng dẫn giáo viên cùng dạy trẻ về các nguy hiểm trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp củng cố và nhắc nhở trẻ liên tục về những điều cấm kỵ, tránh việc trẻ quên hoặc chủ quan.
Ngoài ra, bố mẹ cần tạo một môi trường an toàn cho trẻ, bằng cách cất giữ các vật dụng nguy hiểm ở nơi cao, khóa kỹ, hoặc lắp các thiết bị bảo vệ. Như vậy, ngay cả khi trẻ tò mò và muốn chạm vào, cũng sẽ không thể tiếp cận được những thứ đó.
Bố mẹ cần kiên nhẫn và nhất quán trong việc này để hình thành thói quen và ý thức tự bảo vệ cho trẻ.