Sự nuông chiều quá mức từ bố mẹ có thể vô tình khiến trẻ hình thành tính cách, thói quen xấu.
Một số thói quen xấu của trẻ có thể ảnh hưởng đến phát triển tính cách và tương lai. Các chuyên gia khuyên bố mẹ cần nghiêm túc can thiệp để uốn nắn ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Nếu để lâu, trẻ sẽ khó sửa đổi vào lúc trẻ trưởng thành.
Trẻ có 3 thói quen xấu này của bé thường là do bố mẹ quá chiều chuộng, vì vậy nên điều chỉnh và sửa đổi sớm.
Trẻ quá ích kỷ
Trẻ từ 3-6 tuổi là độ tuổi vàng để rèn luyện tính cách. Nếu bố mẹ đáp ứng dễ dàng những yêu cầu của trẻ trong giai đoạn này, khiến trẻ trở nên ích kỷ.
Bởi lẽ, nếu trẻ được nuông chiều quá mức, trẻ sẽ khó khăn trong việc nhận thức được giá trị của những nỗ lực và sự hy sinh của bố mẹ. Trẻ sẽ trở nên ích kỷ, không biết chia sẻ và thiếu cảm thông với những người xung quanh.
Việc dạy trẻ hiểu về tính chia sẻ rất quan trọng.
Bố mẹ nên giúp trẻ sửa đổi, vì sự hiểu biết và tôn trọng là cơ sở để mọi người hòa hợp với nhau. Nếu trẻ quá ích kỷ, sẽ khó kết bạn, hay tạo dựng các mối quan hệ lành mạnh. Bố mẹ cần chỉ cho trẻ thấy rằng mọi việc không phải lúc nào cũng xảy ra như ý muốn, trẻ phải học cách điều chỉnh các hành vi, suy nghĩ và cảm xúc của mình.
Thông qua những tình huống hàng ngày, bố mẹ có thể dạy trẻ cách chia sẻ, nhường nhịn, kiểm soát cơn giận dữ và chấp nhận từ chối. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách vừa mạnh mẽ nhưng cũng đầy thấu hiểu và biết cách hòa hợp với người khác. Khi trẻ lớn lên, các kỹ năng mềm này sẽ trở thành lợi thế lớn để trẻ có những mối quan hệ tích cực và thành công trong cuộc sống.
Trẻ dễ nổi giận
Như chúng ta đã biết, nếu trẻ thường xuyên nóng giận thì rất dễ mắc các vấn đề về tâm lý. Một cơ thể tốt cần duy trì tâm trạng vui vẻ là ưu tiên hàng đầu.
Nhưng nếu bố mẹ quá chiều chuộng, trong khi đó trẻ thường nổi giận, mất bình tĩnh khi không được thứ mình thích sẽ tạo ra hệ lụy xấu.
Nếu thấy trẻ thường xuyên tức giận và mất bình tĩnh, không nên ngay lập tức giải quyết vấn đề. Tốt nhất nên để trẻ nói lý do tại sao lại làm như vậy và cho con thời gian để xoa dịu cảm xúc.
Trẻ thường nổi giận, mất bình tĩnh khi không được thứ mình thích sẽ tạo ra hệ lụy xấu.
Khi trẻ được cho phép bộc lộ cảm xúc một cách tự nhiên, sẽ dần học cách kiểm soát và điều chỉnh những cảm xúc tiêu cực của mình. Thay vì chạy đến yêu cầu bố mẹ giải quyết mọi vấn đề.
Bố mẹ cũng cần dành thời gian để hướng dẫn trẻ cách thể hiện cảm xúc một cách lịch sự và hiệu quả. Chẳng hạn, trẻ có thể học cách nói "Con đang cảm thấy rất giận khi..." thay vì la hét và ném đồ.
Hoặc trẻ có thể được khuyến khích vẽ tranh, viết nhật ký khi cảm thấy cáu giận. Những cách thức này sẽ giúp trẻ dần biết kiềm chế những cơn nóng giận, phát triển sức chịu đựng tâm lý tốt hơn.
Trẻ không có tính tự lập
Chúng ta đều biết rằng mọi người đều là một cá thể độc lập ngay từ khi sinh ra. Có thể sẽ hơi buồn khi nói ra điều này, bởi bậc phụ huynh cho rằng mình rất hiểu con mình, nhưng thực tế thường không phải vậy. Theo phát triển của thời gian, trẻ sẽ hình thành suy nghĩ riêng, một ngày nào đó sẽ rời khỏi bố mẹ để xây dựng cuộc sống.
Việc trẻ không tự lập thường là do được nuông chiều quá mức, không có cơ hội phát triển những kỹ năng sống cần thiết như lên kế hoạch, ra quyết định, giải quyết vấn đề hay tự chăm sóc bản thân.
Có sự đồng hành của bố mẹ, sẽ giúp trẻ phát triển tốt hơn.
Vì vậy, bố mẹ hãy để con làm những gì có thể ở mọi lứa tuổi, nhằm rèn luyện tính tự lập, trở thành người có tính tự giác và sống một cuộc sống hạnh phúc, viên mãn.
Đây không chỉ là cách để con phát triển tốt, mà còn là cơ hội để bố mẹ và con xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn, dựa trên sự tôn trọng và niềm tin. Khi trẻ cảm thấy được tin tưởng, khuyến khích sự độc lập, sẽ càng trưởng thành và hạnh phúc hơn.
Ngoài ra, việc rèn luyện tính tự lập cũng giúp con cái phát triển khả năng tự chủ, chịu trách nhiệm và sáng tạo - những phẩm chất rất cần thiết cho sự thành công trong cuộc sống. Bằng cách từng bước giao cho con những nhiệm vụ phù hợp, bố mẹ có thể giúp con trẻ vững vàng bước vào thế giới trưởng thành.