Nếu giai đoạn mẫu giáo trẻ được rèn luyện 3 điều này, sẽ giúp tạo nền tảng tốt cho quá trình học tập của con về sau.
Giáo dục mầm non được xem là bước đệm quan trọng, để trẻ hình thành, phát triển nhân cách, trí tuệ ở các cấp bậc học cao hơn. Chính vì thế, cấp học này tạo nền tảng kiến thức đầu tiên cho quá trình học tập lâu dài của trẻ.
Nếu giai đoạn mẫu giáo trẻ được rèn luyện 3 điều này, sẽ giúp mang đến nhiều lợi ích cho quá trình học tập của con về sau.
Chú ý phát triển thói quen đọc
Từ lâu, nhiều trường mầm non đã triển khai việc dạy đọc và viết chữ cho trẻ từ 5 tuổi, chưa kể một số trẻ cũng được bố kèm cặp thêm ở nhà từ sớm.
Đồng thời, trẻ từ 5-6 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đây là lúc để trẻ hoàn thiện kỹ năng sử dụng tiếng mẹ đẻ cũng như nâng cao vốn từ vựng và ngữ pháp của mình.
Trẻ ở giai đoạn mẫu giáo rất ham hiểu biết, nếu bố mẹ rèn luyện thói quen đọc sách vào thời điểm này, trẻ sẽ được tiếp xúc với thế giới rộng lớn hơn từ sách, mở rộng tư duy và tầm nhìn.
Điều này giúp trẻ làm quen với sách, học cách đánh vần, viết chữ đơn giản. Qua đó, trẻ sẽ đỡ bỡ ngỡ hơn và dễ bắt kịp hơn khi bước vào lớp 1.
Việc rèn luyện thói quen đọc cho trẻ mẫu giáo thực sự không khó, bố mẹ có thể bắt đầu cho trẻ xem sách tranh, hay đọc truyện tranh cho con mỗi tối trước khi ngủ. Mặc dù chưa biết đọc hoàn toàn, nhưng mẹ có thể hướng dẫn con tham gia đọc sách bằng cách chỉ và gọi tên các hình ảnh có trong sách.
Bố mẹ chú ý, nên tạo không gian thoải mái, như vừa học vừa chơi, tránh trường hợp ép buộc vô tình tạo áp lực cho con.
Việc phát triển thói quen đọc giúp trẻ làm quen với sách, học cách đánh vần, viết chữ đơn giản.
Kích thích hứng thú học tập của trẻ
Hứng thú là một yếu tố quan trọng giúp trẻ ở độ tuổi mầm non xem học tập là niềm vui và sự hữu ích. Vì vậy, việc tạo hứng thú và kích thích trẻ học tập tích cực là rất quan trọng.
Làm được điều này, sẽ giúp trẻ tạo nên một nền tảng mạnh mẽ trong phát triển trí tuệ, thể chất và tình cảm xã hội, mang lại hiệu quả học tập tốt hơn.
Một đứa trẻ có thể học một cách vui vẻ phụ thuộc vào việc trẻ có hứng thú học tập hay không. Sự hứng thú này không tự nhiên có ở đứa trẻ mà cần được cha mẹ bảo vệ và kích thích.
Ví dụ, khi bố mẹ kể một câu chuyện hấp dẫn, trẻ hứng thú nghe thì trẻ sẽ nhớ nội dung câu chuyện lâu. Khi trẻ hứng thú tham gia vào một trò chơi, trẻ sẽ chơi trò chơi đó tới cùng.
Lứa tuổi mẫu giáo, tư duy của trẻ còn nặng về trực quan hình ảnh, bố mẹ có thể cung cấp cho trẻ các hình ảnh trực quan sinh động, nhiều màu sắc sẽ thu hút được sự chú ý đối với trẻ hơn là những hình ảnh tối màu.
Việc tạo hứng thú và kích thích trẻ học tập tích cực là rất quan trọng.
Rèn luyện sự tập trung và khả năng tư duy logic
Trẻ từ 3-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển trí não và tập trung nhanh. Bắt đầu bước sang 5 tuổi, trẻ sẽ tự khám phá những đồ vật xung quanh nhiều hơn. Trẻ biết lắng nghe, hiểu lời nói của mọi người và bày tỏ nhu cầu của mình. Các kết nối này sẻ ảnh hưởng đến quá trình học tập sau này của trẻ.
Thông thường, trẻ ở giai đoạn mầm non đã có khả năng đánh giá, phân tích và phân biệt hiện tượng xung quanh. Tuy nhiên, ở độ tuổi này khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao, nên bố mẹ phải áp dụng phương pháp, phù hợp với từng hoàn cảnh.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, phương pháp tốt để rèn luyện khả năng tập trung và tư duy logic, đó là chơi trò chơi tư duy.
Bố mẹ có thể áp dụng trò chơi nhận dạng các hình giống nhau. Mẹ hãy chuẩn bị 4-5 loại quả có hình dạng tương tự số 0, để chiến thắng trẻ phải tư duy được hình dạng số 0, sau đó tìm quả có hình dạng giống với số 0 nhất.
Trong quá trình trẻ chơi, nếu gặp vấn đề khó hiểu, bố mẹ không nên trực tiếp trả lời mà hãy dùng những câu hỏi hợp lý, bằng cách này, có thể hướng dẫn trẻ tự suy nghĩ và giải quyết vấn đề. Từ đó, kích thích khả năng tập trung và rèn luyện tư duy logic tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh, phương pháp tốt để rèn luyện khả năng tập trung và tư duy logic, đó là chơi trò chơi tư duy.