Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên

Kiều Trang - Ngày 23/04/2023 06:19 AM (GMT+7)

Ngày nay, nhiều bậc bố mẹ cho rằng trẻ nhỏ thường mút ngón tay là một thói quen xấu rất mất vệ sinh, dễ gây tổn hại đến sức khoẻ cũng như ngoại hình của trẻ.

Ai đã từng chăm em bé chắc cũng thường xuyên gặp phải trường hợp như vậy, bé dần lớn và bắt đầu tò mò về cơ thể của chính mình nên hay cho đồ vật vào miệng và cắn liên tục, đặc biệt là ngón tay.

Trẻ em sẽ vô thức làm hành động đó ngay sau khi bé được sinh ra hoặc trước khi răng mọc, lúc này răng có thể đang dần hình thành nên sẽ có thói quen nhỏ này, nó rất bình thường nên bố mẹ đừng quá lo lắng, vì đứa trẻ nào cũng sẽ trải qua thời kỳ mút tay như vậy.

Mỗi bố mẹ đều có những quan niệm nuôi dạy con cái khác nhau, và dĩ nhiên sẽ có nhiều bố mẹ cho rằng hành vi mút tay của trẻ là không tốt và mất vệ sinh, nhưng cũng có bố mẹ lại cho rằng điều này là bình thường và không sao cả.

Trên thực tế, một số thói quen nhỏ của bé có liên quan đến bố mẹ, vì có bố mẹ sẽ cho phép bé thực hiện và một số bố mẹ khác thì tìm cách nghiêm cấm. Dĩ nhiên, những thói quen nhỏ đó có thể dần dần tự thay đổi, hoặc có thể ngày càng nghiêm trọng, bố mẹ cần phải phân biệt giữa những thói quen tốt và thói quen xấu. Như vậy, bố mẹ mới có thể kịp thời đưa ra phản ứng phù hợp.

Trên thực tế, một số chuyên gia nuôi dạy con cái cho biết, nếu trẻ cho thứ gì đó vào miệng để cắn, đây cũng là một quá trình tâm lý quan trọng, có ý nghĩa rất lớn đối với sự trưởng thành và phát triển của trẻ. Vì thế, bố mẹ cần quan sát, theo dõi cẩn thận để hỗ trợ trẻ một cách phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 2

Vì sao trẻ thích mút tay?

Thời kỳ ham muốn bằng miệng là một biểu hiện sinh lý phổ biến trong quá trình trưởng thành của trẻ em. Thông thường, thời kỳ ham muốn bằng miệng xuất hiện vào khoảng 2 năm đầu đời, và hiệu suất, thời gian ham muốn bằng miệng của trẻ cũng khác nhau. Một số trẻ có thể kéo dài trong vòng chỉ vài tháng tuổi, nhưng một số sẽ không kết thúc cho đến khoảng 2 tuổi.

Giai đoạn này trẻ đang trong thời kỳ mọc răng, miệng sẽ luôn có cảm giác khó chịu, mục đích của việc mút hoặc cắn ngón tay là để nướu bớt sưng đau. Hơn nữa, tính tò mò của trẻ tương đối mạnh, việc mút hoặc cắn ngón tay cũng là một biểu hiện của sự tò mò.                                                                                           

Nhiều bố mẹ chỉ coi trọng vấn đề vệ sinh, mà không quan tâm đến những thứ khác. Mặc dù, việc trẻ không cho tay vào miệng đúng là có thể ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, nhưng đồng thời cũng lại tước đi quyền được tò mò, tự khám phá của trẻ nhỏ, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng vận động tinh.

Nói như thế, không có nghĩa là bố mẹ cần khuyến khích trẻ mút tay, nhưng hành vi này hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng sẽ trải qua. Vậy nên thay vì bố mẹ sử dụng biện pháp la mắng hoặc đánh vào tay để răn đe trẻ, thì bố mẹ phải xem xét kỹ tình hình.

Trước 2 tuổi trẻ sơ sinh mút tay có thể được phép, chỉ cần bố mẹ đảm bảo bàn tay của bé được vệ sinh sạch sẽ, nhưng nếu sau 2 tuổi mà bé vẫn còn giữ thói quen này thì bố mẹ nên can thiệp kịp thời. Bởi vì rất có thể, trẻ đang gặp vấn đề gì đó về sức khỏe hoặc tâm lý,...

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 3

Hầu như em bé sơ sinh nào cũng từng trải qua giai đoạn thích mút tay.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 4

Trẻ thích mút tay và không mút tay có sự khác biệt rõ ràng?

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 5

Khả năng thích ứng

Hầu hết các em bé sơ sinh trong giai đoạn đầu thích nghi với môi trường xa lạ bên ngoài bụng mẹ đều tương đối yếu. Vì vậy bé sẽ phải phụ thuộc vào bố mẹ, nên sẽ thường tỏ ra cáu kỉnh và quấy khóc.

Lúc này, hành động mút ngón tay có thể được áp dụng, như một cách mà bé tự xoa dịu và trấn an bản thân. Hơn nữa, việc bú ngón tay có thể giúp bé tìm lại cảm giác bú ti mẹ, tâm lý bé sẽ trở nên thỏa mãn và tâm hồn cũng tự nhiên mạnh mẽ hơn.

Trí tuệ cảm xúc của trẻ thực chất là khả năng quản lý cảm xúc. Đối với những đứa trẻ được bố mẹ cho phép mút ngón tay từ khi còn nhỏ, tâm trạng của trẻ sẽ ổn định hơn. Khi bé lớn lên từ từ và biết kiềm chế cảm xúc thì khả năng kiềm chế của bé cũng mạnh mẽ hơn.

Nhưng ngược lại, những đứa trẻ bị bố mẹ nghiêm cấm không được mút ngón tay từ nhỏ thì tính tình rất dễ cáu kỉnh, khả năng kiềm chế cảm xúc càng về sau càng kém.

Khả năng phối hợp

Việc mút ngón tay tưởng chừng đơn giản và dường như là bản năng của bé, nhưng thực tế nó đòi hỏi sự hợp tác của nhiều chức năng, nhiều xương và nhiều cơ. Khi bé muốn mút tay thì bé sẽ phải đưa ngón tay vào miệng, động tác này sẽ di chuyển đến vai, cánh tay trên, cánh tay nhỏ, ngón tay và miệng của bé, nếu não bộ không có năng lực điều khiển mạnh mẽ, bé sẽ không thể nắm bắt chính xác vị trí của miệng.

Trong quá trình luyện tập lặp đi lặp lại, khả năng phối hợp của bé sẽ ngày càng tốt hơn, kỹ năng vận động tinh cũng theo đó mà trở nên linh hoạt và nhanh nhẹn hơn, điều này không chỉ giúp rèn luyện trí não mà còn thúc đẩy sự phát triển của cơ, xương của trẻ.

Mặc dù trong giai đoạn đầu bé ăn dặm, hành vi mút tay có thể thúc đẩy sự phát triển ở một mức độ nhất định, nhưng nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời và hướng dẫn hợp lý, thì cũng sẽ gây ra một số tác hại cho bé như hoạt động quá mạnh khiến ngón tay bị thương, răng miệng phát triển không bình thường, biến dạng khuôn mặt,... Vì vậy, việc can thiệp, uốn nắn kịp thời và phù hợp với hành vi mút ngón tay của bé cũng là vấn đề bố mẹ cần lưu ý.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 6

Hành động mút tay đòi hỏi trẻ phải có kỹ năng phối hợp nhuần nhuyễn giữa các cơ, xương.

Khả năng nhận thức

Bố mẹ có thể quan sát thấy, đứa trẻ mút ngón tay như thể trẻ đang tự chơi đùa. Trên thực tế, đứa trẻ đang học về thế giới xung quanh thông qua "trò chơi" này. Khi bé mút ngón tay, nghĩa là bé đang mở ra con đường nhận thức của chính mình, cho phép bản thân bé nhận biết được độ dài, ngắn, cứng, hay mềm của ngón tay thông qua chức năng cảm nhận ở miệng.

Đồng thời ngược lại thì ngón tay cũng có thể cảm nhận được mọi thứ bên trong miệng, chẳng hạn như kích thước miệng rộng như thế nào, có răng bên trong hay không, cũng như vòm miệng và lưỡi ra sao,... điều này sẽ giúp kích thích não bộ của trẻ tìm hiểu về thế giới, đặc biệt là cấu tạo cơ thể của chính trẻ.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 7

Bố mẹ nên làm gì khi trẻ thích mút tay?

Can thiệp theo tình hình

Hành vi mút tay của bé thực chất sẽ có những động cơ khác nhau, có khi là để thỏa mãn nhu cầu tâm lý, có khi là để cải thiện cảm giác khó chịu, vậy nên bố mẹ cần có những biện pháp khác nhau đối với những tình huống khác nhau. 

Nói chung, hành vi mút tay của bé sẽ tập trung trong khoảng thời gian từ 8 tháng đến 1 tuổi, bởi vì hầu hết các bé sẽ mọc răng ở giai đoạn này. Để cải thiện tình trạng khó chịu ở miệng, việc mút tay là thường xuyên, nhưng miễn là bé phát triển bình thường không có vấn đề gì khác, và hiện tượng này sau 2 tuổi có thể cải thiện.

Do đó, miễn là bé ở trạng thái thoải mái, sức khỏe ổn định trước 2 tuổi và không có bất thường nào khác, thì không cần sự can thiệp của bố mẹ. Tuy nhiên, nếu bé đã hơn 2 tuổi mà vẫn thích mút tay và diễn ra rất thường xuyên, thì bố mẹ nên can thiệp một cách hợp lý. 

Giai đoạn này bé đã có khả năng tư duy nhất định, rất có thể bé đang gặp phải vấn đề nào đó gây căng thẳng về mặt cảm xúc nên liên tục mút tay để giải tỏa. Trong trường hợp này, bố mẹ cần có sự hướng dẫn hợp lý và giúp bé giải quyết vấn đề kịp thời, để không gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 8

Nếu hơn 2 tuổi, trẻ vẫn mút tay thường xuyên thì bố mẹ cần can thiệp kịp thời.

Lựa chọn phương pháp hiệu chỉnh phù hợp

Đối với những bé cần uốn nắn trong tình huống này, điều bố mẹ cần làm là nhắc nhở bé trước, để bé nhận thức được hành động bất thường của mình và tránh nó. Bởi vì đôi khi hành vi của bé không thể tự kiểm soát được, vậy nên bé sẽ thực hiện động tác mút tay một cách vô thức.

Nếu hiệu quả của phương pháp này không tối ưu, bố mẹ cũng có thể thử bắt bé làm việc khác để phân tán sự chú ý, như vậy thì bé có thể tập trung vào việc này, từ đó giảm thiểu hành vi mút tay một cách thích hợp.

Tóm lại, việc cho bé ăn bằng tay ở giai đoạn trẻ sơ sinh vẫn có lợi ích nhất định, nhưng nếu trên 2 tuổi thì sẽ mang đến một số tác hại. Bố mẹ cần có sự chăm sóc hợp lý tùy theo tình trạng của bé lúc này, và các giai đoạn khác nhau, để thuận lợi hơn cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ sơ sinh thường xuyên mút tay và không mút tay, sẽ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên - 9

Tuỳ theo độ tuổi cần uốn nắn về hành vi này mà bố mẹ đưa ra phương pháp phù hợp.

Trẻ em mặc quần không đáy hay bỉm, khi lớn lên khoảng cách không giống nhau
Trên thực tế, kiểu mặc quần hở đũng cho trẻ cũng đang được nhiều bà mẹ ưa chuộng. Tuy nhiên, giữa quần hở đũng và bỉm sẽ có sự khác nhau đối với trẻ nhỏ khi sử dụng.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách