Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu

Thi Thi - Ngày 28/03/2024 09:24 AM (GMT+7)

Thói quen thích cắn của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ xuất phát từ nhiều lý do khác nhau.

Chắc hẳn gia đình có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều gặp phải một sống tình huống, mẹ đang bế bé trên tay, bỗng nhiên bé há miệng cắn để lại hàng loạt vết răng sâu và nông, mẹ hét lên đau đớn nhưng con lại cười khúc khích vui vẻ. Hay trong lúc các bé đang vui vẻ nhưng lại tranh giành đồ chơi. Một đứa trẻ trong nhóm bất ngờ cắn bé khác... 

Đây thực sự là một vấn đề khiến nhiều phụ huynh đau đầu, tại sao trẻ sơ sinh hay cắn? Bố mẹ nên làm gì sau khi cắn ai đó? 

Có nhiều lý do khiến trẻ thích cắn, ở các giai đoạn khác nhau sẽ phản ánh ý nghĩa khác nhau. Nói chung, hành vi cắn của trẻ có thể được chia thành 3 giai đoạn.

Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu - 1

Trẻ dưới 1 tuổi

Trẻ ở giai đoạn này cắn chủ yếu là do mọc răng. Trong thời kỳ mọc răng, nướu răng có thể bị khô, ngứa hoặc khó chịu do mọc răng, dẫn đến trẻ thích nhai đồ vật (kể cả cắn người) để giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng.

Trong giai đoạn nhạy cảm ở miệng, tức là miệng và lưỡi của trẻ rất nhạy cảm, nên sẽ khám phá thế giới xung quanh thông qua việc cắn, mút, liếm... Vì vậy, cắn cũng là cách để con khám phá cơ thể của mình và môi trường.

Trẻ dưới 1 tuổi thích cắn là do thời kỳ nhạy vảm về răng miệng.

Trẻ dưới 1 tuổi thích cắn là do thời kỳ nhạy vảm về răng miệng.

Lời khuyên

Hành vi cắn của trẻ ở giai đoạn này đôi khi khó ngăn chặn được, vì mẹ không thể biết khi nào trẻ sẽ. Nhưng bố mẹ có thể giảm tần suất trẻ cắn bằng cách chuyển hướng sự chú ý.

Mẹ có thể chuẩn bị sẵn một số gậy mọc răng, dụng cụ ngậm mọc răng,… cho trẻ để giảm bớt cảm giác khó chịu khi mọc răng. Thường xuyên chú ý vệ sinh an toàn để tránh miệng trẻ tiếp xúc với những vật không sạch sẽ hoặc nuốt nhầm vật lạ.

Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu - 3

Trẻ 1-3 tuổi

Hành vi cắn của trẻ ở giai đoạn này có thể chủ yếu liên quan đến cảm xúc. Ví dụ, khi trẻ cảm thấy tức giận, nhu cầu không được đáp ứng hoặc muốn thu hút sự chú ý, trẻ có thể cắn để thể hiện sự không hài lòng.

Chúng ta đều biết rằng kiểu trút giận để làm tổn thương người khác là sai trái. Nhưng trẻ ở giai đoạn này khả năng biểu đạt còn hạn chế nên không biết cách thể hiện cảm xúc, chỉ có thể sử dụng cách trực tiếp và hiệu quả nhất là cắn.

Lời khuyên

Đối với trẻ ở giai đoạn này, bố mẹ nên ngăn chặn trẻ cắn một cách rõ ràng. Mẹ phải nhấn mạnh để trẻ hiểu rằng cách này là sai và không thể chấp nhận được, sau đó hướng dẫn con cách thể hiện cảm xúc đúng đắn.

Cách tốt nhất để trẻ thể hiện cảm xúc bản thân là dạy con nói ra điều đó một cách tự nhiên, chẳng hạn như "Con không vui!" "Con đang giận lắm!"... Diễn đạt chính xác những suy nghĩ và nhu cầu của trẻ.

Hành vi cắn của trẻ từ 1-3 tuổi chủ yếu liên quan đến cảm xúc.

Hành vi cắn của trẻ từ 1-3 tuổi chủ yếu liên quan đến cảm xúc.

Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu - 5

Sau 3 tuổi

Thông thường sau 3 tuổi, khi khả năng nhận thức và ngôn ngữ của trẻ được cải thiện, hành vi cắn sẽ giảm đi rất nhiều cho đến khi biến mất. Nếu sau 3 tuổi mà việc cắn vẫn xảy ra, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn.

Nguyễn nhân có thể xuất phát từ Việc giáo dục ở hai giai đoạn đầu không phù hợp, nên dẫn đến hành vi của trẻ không được điều chỉnh kịp thời. Hoặc, trẻ mắc phải mộ số vấn đề về nhận thức hoặc tâm lý, chẳng hạn như trầm cảm, tự kỷ...

Lời khuyên

Dù nguyên nhân nào khiến trẻ hay cắn ở giai đoạn này thì bố mẹ cũng nên lưu ý. Tất nhiên, không thể suy ra rằng trẻ có vấn đề về nhận thức hoặc tâm lý chỉ vì trẻ cắn, mà tốt nhất nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia.

Nếu sau 3 tuổi mà việc cắn vẫn xảy ra, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn.

Nếu sau 3 tuổi mà việc cắn vẫn xảy ra, bố mẹ nên chú ý nhiều hơn.

Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu - 7

Bố mẹ nên làm gì nếu con cắn người khác?

Bước đầu tiên là chấm dứt ngay hành vi cắn và giải thích cho trẻ rằng hành vi này là sai, và sẽ không được bố mẹ hoặc bất kỳ ai cho phép.

Thứ hai, hãy kiểm tra ngay vết thương của người bị cắn, nếu vết thương sâu thì đưa ngay đến bác sĩ và xử lý vết thương. Quyết định có nên dùng uốn ván hay không phải do bác sĩ đưa ra.

Vì khoang miệng của con người chứa một số lượng lớn các loại và số lượng vi khuẩn nên không có gì đảm bảo rằng vết thương sẽ lan rộng hoặc bị nhiễm trùng. Vì vậy, nếu vết thương nghiêm trọng, phải được làm sạch, khử trùng, băng bó,... để đảm bảo không có phản ứng bất lợi sau này.

Hãy cho trẻ biết hành vi cắn người khác là không được phép.

Hãy cho trẻ biết hành vi cắn người khác là không được phép.

Hơn nữa, cần trao đổi sâu sắc với trẻ để hiểu rõ nguyên nhân trực tiếp và hoạt động tâm lý của trẻ bị cắn. Và hãy dạy trẻ cách giải quyết đúng đắn, hạn chế giải quyết vấn đề một cách bạo lực.

Cuối cùng, khi trẻ nhận ra lỗi lầm của mình, bố mẹ có thể thống nhất đặt ra những nội quy rõ ràng và thiết lập cơ chế phạt để hạn chế hành vi này của trẻ.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể được dạy một số kỹ năng xã hội cơ bản như chia sẻ, hợp tác và tôn trọng ranh giới của mỗi khác, để trẻ thích ứng tốt hơn với việc tương tác, học cách sống hòa hợp với người khác.

Nhìn chung, hành vi cắn của trẻ có thể do nhiều yếu tố gây ra. Dù cắn thực sự là sai nhưng bố mẹ cũng không nên vội trách phạt con.

Thay vào đó, chúng ta nên kiên nhẫn quan sát, phân tích hành vi, đồng thời có biện pháp tương ứng để hướng dẫn, giáo dục trẻ đi đúng hướng. Nếu hành vi cắn của trẻ không giảm, hãy tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia.

Vì sao trẻ sơ sinh thích cắn? Có những cảm xúc khác nhau ẩn chứa ở 3 giai đoạn mà ít ai hiểu - 9

4 kiểu trẻ dễ thiếu canxi, BS Nhi mách cách bổ sung canxi cho con khỏe hơn mỗi ngày
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiện nay có 4 kiểu trẻ dễ thiếu hụt canxi, cha mẹ cần chú ý nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn. 

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ