Theo các chuyên gia, việc trẻ thiếu sắt trước 2 tuổi phần lớn xuất phát từ nguyên nhân do cha mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách.
Sắt là một trong những vi chất quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể người. Sắt là thành phần cấu tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan, tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin- sắc tố hô hấp của cơ. Ngoài ra sắt cũng tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme hệ miễn dịch.
Trẻ nhỏ thiếu máu do thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất và tinh thần của trẻ sau này, đặc biệt có thể gây ra các rối loạn về tâm thần và vận động. Do vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Báo cáo về sự phát triển dinh dưỡng của trẻ từ 0 đến 6 tuổi ở Trung Quốc cho biết: Tỷ lệ thiếu máu của trẻ từ 6 đến 24 tháng là cao nhất, và tỷ lệ thiếu máu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi khoảng 31,1%.
Nói cách khác, cứ 3 trẻ thì có khoảng 1 trẻ thiếu máu. Trong số đó, bệnh thiếu máu do thiếu sắt chiếm tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi là 22% -31%; trẻ từ 1-3 tuổi là 14% -29%; trẻ từ 3-6 tuổi là 7% -26%.
Trước 2 tuổi là giai đoạn quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ, thiếu sắt ở trẻ lúc này dẫn đến não trẻ không đủ oxy, từ đó có thể chậm phát triển hơn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ về sau.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trẻ em thiếu sắt khi còn nhỏ, đến khi bước vào tiểu học, thậm chí là trung học thì trí nhớ của trẻ, chỉ số IQ và khả năng phản ứng của trẻ cũng sẽ kém hơn.
Theo các chuyên gia, việc trẻ thiếu sắt trước 2 tuổi phần lớn xuất phát từ nguyên nhân do bố mẹ cho trẻ ăn dặm sai cách, cụ thể như sau:
Cho trẻ ăn thịt quá muộn
Cho trẻ ăn mỳ, bún gạo quá nhiều
Sau 1 tuổi, vẫn bị phụ thuộc vào sữa
Không cho trẻ ăn gan động vật
Không kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho con