Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này

Hạ Mây - Ngày 27/10/2021 11:07 AM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên làm những điều sau để nuôi con khỏe mạnh hơn mỗi ngày. 

Cha mẹ nào cũng mong muốn con lớn lên khỏe mạnh, tuy nhiên trẻ nhỏ do sức đề kháng yếu nên rất dễ bị ốm vặt khi gặp thời tiết chuyển mùa, thay đổi môi trường sống hay khi tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt các bạn cùng lứa tuổi vẫn còn nhỏ nên có thể lây nhiễm bệnh cho nhau.

Đặc biệt, các bé từ 0-4 tuổi có thể mắc các bệnh vặt như bệnh về đường hô hấp, sốt virus, ho, sốt, hắt hơi hay các bệnh về tiêu hóa,.. khiến cha mẹ không khỏi lo lắng.

Cách tốt nhất để giảm tình trạng trẻ ốm vặt là tăng cường sức đề kháng và duy trì thói quen sống lành mạnh, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên làm những điều sau để nuôi con khỏe mạnh hơn mỗi ngày. 

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 2

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 3

Đi ngủ sớm, dậy sớm, không thức khuya

Thức khuya hiện nay đã trở nên phổ biến đối với giới trẻ và cũng rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Khi trẻ ngủ muộn, các cơ quan bên trong cơ thể sẽ không có đủ thời gian để thực hiện phục hồi và sửa chữa những tổn thương. Các cơ quan mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng và cản trở sự tăng trưởng.

Đồng thời, hormone tăng trưởng tiết ra nhiều nhất vào thời gian ngủ đêm, nhưng nếu đến một giờ nhất định, trẻ không vào giấc ngủ sâu thì khó để chiều cao phát triển tốt. Việc tiết hormone cũng sẽ giảm đi rất nhiều, và sự phát triển của trẻ cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Nếu trẻ đi ngủ sớm hơn, cơ thể của trẻ sẽ tiết ra một loại protein cytokine giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và bệnh tật. Vì vậy, bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cũng chú ý tránh cho trẻ thức khuya để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật, đặc biệt là ốm vặt. Hãy giúp con duy trì thói quen tốt, đi ngủ sớm, thức dậy đúng giờ và hạn chế thức sau 10 giờ tối.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên cần được theo dõi thường xuyên.

Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu nên cần được theo dõi thường xuyên.

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 5

Chú ý sức khỏe dạ dày, tiêu hóa tốt

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Muốn trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe dạ dày.

Bởi hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh không chỉ giúp cơ thể hấp thụ hấp dinh dưỡng để phát triển tối ưu mà còn tạo thành “hàng rào miễn dịch” giúp chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa còn là nhà máy sản xuất hormone “hạnh phúc” serotonin cho cơ thể. 

Theo các chuyên gia, hệ tiêu hóa là nơi sản xuất và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn cả não bộ. Đây là nơi sản xuất ra 95% serotonin -  “hormone hạnh phúc” trong cơ thể. Vì thế, khi hệ tiêu hóa khỏe mạnh trẻ không chỉ phát triển tối ưu về thể chất và trí não mà còn hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Do đó, cha mẹ cần tránh tình trạng thức ăn ăn tích tụ trong cơ thể của trẻ, khi tỳ vị và dạ dày của trẻ tốt hơn thì quá trình hấp thụ dinh dưỡng và vận chuyển sẽ tốt hơn, thể chất của trẻ sẽ tốt hơn và ít bệnh tật hơn.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Muốn trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe dạ dày.

Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Muốn trẻ hấp thu chất dinh dưỡng tốt cha mẹ nên quan tâm đến sức khỏe dạ dày.

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 7

Chú ý vệ sinh cho bé sạch sẽ

Trẻ nhỏ nếu sống trong điều kiện mất vệ sinh và vệ sinh cá nhân kém sẽ dễ mắc bệnh vì hệ thống miễn dịch của trẻ không mạnh như người lớn.

Cho dù đi đến trường, công viên hay bất kỳ nơi nào khác, trẻ dễ dàng tiếp xúc với bụi bẩn và mang theo vi sinh vật gây nhiễm trùng. Trong khi đó trẻ có xu hướng đưa tay và đồ chơi vào miệng nên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của trẻ, gây ra nhiều bệnh và nhiễm trùng khác nhau. 

Nhiều bậc cha mẹ cũng cho biết đôi khi việc vệ sinh cho trẻ chưa được tỉ mỉ, do đó lúc bình thường cha mẹ phải cần hết sức chú ý giữ gìn vệ sinh cho trẻ và dạy trẻ vệ sinh cá nhân đúng cách.

Đầu tiên, tay là bộ phận chứa rất nhiều vi khuẩn do tiếp xúc với nhiều nơi rồi lại dùng để chạm lên mặt, cầm nắm thức ăn, vì vậy việc làm sạch tay cho trẻ là vô cùng quan trọng để đảm bảo vệ sinh, có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp. 

Tiếp theo, nên chú ý vệ sinh da cho trẻ, bởi da là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, bao phủ và bảo vệ tất cả các cơ quan khác khỏi các yếu tố bên ngoài trong khi tiếp xúc với các loại vi sinh vật khác nhau. Sự tích tụ của vi khuẩn trên da có thể gây ra mùi cơ thể.

Vì vậy, cha mẹ cần chú ý giữ cho làn da trẻ sạch sẽ để tránh các bệnh lý lây nhiễm. Cuối cùng, cần chú ý vệ sinh toàn thân bao gồm đầu, tóc, đôi chân và vùng miệng cho trẻ.

Cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh các bệnh lý lây nhiễm.

Cha mẹ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để tránh các bệnh lý lây nhiễm.

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 9

Nuôi con bằng sữa mẹ và bổ sung dinh dưỡng đúng cách

Chúng ta đều biết sữa mẹ rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bởi đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo và phù hợp nhất đối với trẻ.

Sữa mẹ chứa đạm, đường, vitamin, khoáng chất và các yếu tố vi lượng cần thiết cho nhu cầu của trẻ. Từ đó cũng giúp trẻ tránh được nguy cơ bị suy dinh dưỡng. Do đó, đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý cho trẻ bú đủ sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời, trẻ sau 1 tuổi có thể bắt đầu uống sữa bột bổ sung.

Đồng thời, khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, cha mẹ nên chú ý kiểm soát lượng thức ăn bổ sung cho trẻ, từ ít đến nhiều, từ một loại đến nhiều loại, tránh cho trẻ uống nước trái cây, nước canh… tốt nhất là cho trẻ ăn thức ăn dạng mềm và xay nhuyễn. 

Đối với những bé lớn hơn, cha mẹ nên thay đổi thực đơn đa dạng, lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp với độ tuổi của trẻ.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cũng chú ý tránh cho trẻ thức khuya để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, cha mẹ cũng chú ý tránh cho trẻ thức khuya để tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Một đứa trẻ không bao giờ bị ốm thường có 5 đặc điểm này - 11

Cho bé tập thể dục nhiều hơn để tăng cường sức khỏe

Mặc dù ngày nay ảnh hưởng bởi sự phát triển công nghệ, một số trẻ thích chơi game trên máy tính, hay xem TV hàng giờ, nhưng cha mẹ cần phải hình thành cho trẻ những thói quen tốt, vận động thường xuyên mới có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Các bậc cha mẹ nên tìm hiểu cách tập thể dục phù hợp cho bé ngay từ khi còn nhỏ, những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: co duỗi tay chân, ép tay, gập bụng... không chỉ giúp bé thư giãn mà còn hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển và sinh trưởng của bé.

Đồng thời, có thể đưa trẻ ra ngoài hít thở khí trời, và tập cho bé thói quen chủ động luyện tập trong không khí mát mẻ để trẻ cảm nhận hết được niềm vui trong khi tập thể dục thể thao. 

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: co duỗi tay chân, ép tay, gập bụng... không chỉ giúp bé thư giãn mà còn hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển và sinh trưởng của bé.

Những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: co duỗi tay chân, ép tay, gập bụng... không chỉ giúp bé thư giãn mà còn hỗ trợ rất đắc lực cho sự phát triển và sinh trưởng của bé.

Trẻ thiếu sắt có thể bị đánh cắp trí tuệ, hãy làm 4 điều này con thông minh hơn
Để phòng tránh thiếu sắt ở trẻ, cha mẹ nên làm 4 điều sau đây để con thông minh và khỏe mạnh hơn.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức nuôi con