Các bác sĩ khuyến cáo, có những bộ phận trẻ không nên vệ sinh quá mức cần thiết, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Từ khi có con nhỏ, cha mẹ sẽ đặc biệt quan tâm đến nhiều vấn đề, các bậc phụ huynh lo lắng nếu không đảm bảo sạch sẽ thì con trẻ dễ bị lây lan vi khuẩn, vi rút và mắc bệnh. Ngoài việc giữ cho môi trường sống xung quanh trẻ được đảm bảo, nhiều cha mẹ còn tìm cách làm cho cơ thể trẻ luôn sạch sẽ từ trong ra ngoài.
Trên thực tế, tắm rửa hay vệ sinh sạch sẽ hàng ngày cho bé là điều cần thiết, nhưng mẹ quá quan tâm đến việc vệ sinh có thể gây ra một số tổn thương, đặc biệt là một số bộ phận trên cơ thể cần được vệ sinh vừa phải, không nên quá thường xuyên.
Theo các bác sĩ, những bộ phận cơ thể sau đây, mặc dù đôi khi cha mẹ cảm thấy không được sạch sẽ, nhưng không nên vệ sinh quá mức cần thiết, có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
Không nên vệ sinh rốn quá nhiều, dễ bị đau bụng
Lỗ rốn là bộ phận đặc biệt trên cơ thể, vì chúng lõm sâu vào bên trong, có nhiều nếp nhăn nhỏ, vì thế đây là nơi có nguy cơ tích tụ nhiều cặn bẩn. Tuy nhiên, rốn của trẻ sơ sinh còn tương đối yếu nên cha mẹ cần lưu ý khi cẩn thận khi vệ sinh co con. Dây rốn của trẻ sơ sinh chưa rụng hoàn toàn, nếu rửa bộ phận này nhiều lần có thể bị nhiễm trùng.
Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, chú ý chờ cho dây rốn khô tự nhiên, cho đến khi vết thương rốn lành lặn. Khử trùng bằng cồn 75%, lau rốn cần tránh cọ xát rốn vào quần áo hoặc tã. Nếu rốn có mủ hoặc dịch tiết ra, da xung quanh rất đỏ và nóng, có khả năng là bị nhiễm trùng, trong trường hợp này cần đưa bé đến gặp bác sĩ để thăm khám và chăm sóc y tế.
Do vùng rốn không có lớp mỡ dày dưới da, chức năng bảo vệ yếu, có nhiều mạch máu chẳng chịt, rất nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết nóng và lạnh của môi trường. Do đó, mẹ cũng không nên chà xát hay vệ sinh quá mạnh vùng rốn, tránh làm tổn thương.
Khi vệ sinh vùng rốn cho con mẹ cũng không nên chà xát hay vệ sinh quá mạnh vùng rốn, tránh làm tổn thương.
Rửa quá sạch vùng kín của trẻ, đặc biệt là bé gái
Da của của trẻ sơ sinh vốn mỏng manh và nếu dùng lực quá mạnh có thể gây thương tích. Đặc biệt đối với vùng kín của bé gái, một số chất tiết ra sẽ đóng vai trò bảo vệ và không nên tắm rửa quá kỹ. Việc vệ sinh vùng dưới cần vừa phải, cách vệ sinh vùng kín của bé trai và bé gái sẽ khác nhau.
Khác với cấu trúc vật lý của cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ và của trẻ em gái khi chưa phát triển hoàn thiện thường chưa có hệ thống bài tiết estrogen hoàn chỉnh, niêm mạc âm đạo mỏng, khả năng tự vệ âm đạo vẫn chưa hình thành, dễ bị tổn thương khi gặp mầm bệnh và chất kích thích, tạo ra nhiễm trùng thứ cấp.
Do đó, khi vệ sinh vùng kín nên thực hiện hết sức nhẹ nhàng, sử dụng đồ dùng riêng, tốt nhất là dùng nước sạch hoàn toàn, rửa tuần tự từ trước (âm hộ) ra sau (hậu môn). Đối với bé trai hoặc nam giới trưởng thành thì nên rửa kỹ phần đầu.
Việc vệ sinh khoang mũi cần vừa phải, nếu không sẽ làm giảm sức đề kháng
Trẻ sơ sinh khác với người lớn, bên trong khoang mũi mỏng manh, việc vệ sinh quá kỹ có thể khiến niêm mạc bị tổn thương, sức đề kháng sẽ giảm đi rất nhiều.
Trẻ nhỏ rất dễ bị sổ mũi và các bệnh lý liên quan khiến nước mũi chảy ra nhiều. Điều đó gây khó chịu cho bé, ngoài việc xì và lau mũi, không ít bé còn cho hẳn ngón tay hoặc dụng cụ nào đó vào sâu trong khoang mũi để làm sạch nhưng phụ huynh không ngăn cản, thậm chí còn hỗ trợ.
Theo các bác sĩ, hành động đó là không nên bởi khoang mũi của trẻ nhỏ tương đối ngắn, và cũng không có nhiều lông mũi bảo vệ như người lớn trong khi niêm mạc mũi rất mềm.
Nếu mẹ luôn ngoáy mũi và vệ sinh mũi quá sạch sẽ khiến niêm mạc mũi bị kích thích, trẻ dễ chảy nước mũi hơn, gây ngứa, đặc biệt nếu làm quá mạnh tay có thể làm tổn thương, gây chảy máu khoang mũi tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Trẻ sơ sinh khác với người lớn, bên trong khoang mũi mỏng manh, việc vệ sinh quá kỹ có thể khiến niêm mạc bị tổn thương, sức đề kháng sẽ giảm đi rất nhiều.
Vệ sinh tai quá sâu sẽ dễ tổn thương
Nhiều bà mẹ lo lắng bụi bẩn ở tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé nên thường xuyên vệ sinh. Nếu tần suất quá thường xuyên dễ làm tổn thương ống tai của bé.
Mặc khác, nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng, tai của em bé sẽ không đủ sạch sẽ nếu như không thường xuyên lấy sạch ráy tai, để ráy bẩn tích lũy lâu dài sẽ làm ngăn chặn các ống tai, tạo môi trường để vi khuẩn sinh sản, ảnh hưởng đến thính giác.
Thực tế, ống tai là một cơ quan có chức năng tự làm sạch, ráy tai có thể bôi trơn ống tai để ngăn ngừa vi khuẩn, nhiễm trùng, nấm và côn trùng xâm nhập. Chỉ cần nghiêng đầu và mở miệng, ráy tai có thể sẽ tự rơi ra mà không cần phải tự vệ sinh.
Đồng thời, da ống tai của trẻ rất mỏng manh, việc làm sạch quá mức có thể dễ dàng dẫn đến tổn thương da và nhiễm trùng. Nếu lớp biểu bì của ống tai bị mất chức năng vận chuyển của nó, nó sẽ tạo ra rất nhiều ráy tai.
Ngay cả việc mẹ dùng thiết bị vệ sinh tai, nếu sử dụng không đúng cách, sẽ ảnh hưởng đến màng nhĩ, từ đó sẽ ảnh hưởng đến thính giác.
Nhiều bà mẹ lo lắng bụi bẩn ở tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác của bé nên thường xuyên vệ sinh. Nếu tần suất quá thường xuyên dễ làm tổn thương ống tai của bé.
Thóp đầu cần được làm sạch nhẹ nhàng, chỉ cần lau chùi bình thường
Trẻ sơ sinh thường có phần thóp trên đỉnh đầu chưa đóng kín và chuyển động phập phồng. Ở khu vực này có thể đột ngột xuất hiện các mảng vảy khô, dần dần hình thành một mảng dày, nhờn, thường được gọi là “cứt trâu”. Lớp vảy này có màu vàng nâu hoặc nâu sậm, đôi khi có mùi nên dễ làm người lớn thấy “ngứa mắt” mà tìm cách loại bỏ với mục đích giúp da đầu trẻ sạch sẽ.
Tuy nhiên hành động này phải hết sức thận trọng bởi da đầu của em bé rất mỏng manh, nếu cha mẹ dùng lực mạnh để cậy hoặc vệ sinh không đúng cách có thể khiến da đầu của em bé bị tổn thương hoặc thậm chí gây nhiễm trùng, đe dọa đến sức khỏe của bé.
Lớp vảy này thường xuất hiện trong vài tháng đầu khi bé được sinh ra, không gây quá khó chịu. Sau một thời gian nó sẽ tự biến mất và hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Do đó, khi vệ sệ sinh đầu cho bé, cha mẹ nên làm sạch nhẹ nhàng, chỉ cần lau chùi bình thường.
Mẹ lưu ý thóp đầu cần được làm sạch nhẹ nhàng, chỉ cần lau chùi bình thường.
Những điều mẹ cần lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
Tắm cho trẻ sơ sinh là công đoạn đặc biệt quan trọng, do đó mẹ cần lưu ý những điều sau đây:
Chuẩn bị đầy đủ vật dụng trước khi tắm
Trước khi tắm cho bé, mẹ cần làm một số công việc chuẩn bị. Ngoài những vật dụng cần thiết khi tắm, mẹ cũng cần chú ý thêm những vấn đề như nhiệt độ nước, chuẩn bị đầy đủ trước khi tắm để tránh tình trạng bối rối trong lúc tắm.
Trước khi tắm, mẹ cũng nên chuẩn bị sẵn khăn tắm, tã lót, phấn rôm và các vật dụng khác. Điều chỉnh nhiệt độ trong nhà trước cho trẻ, điều hòa không khí tốt nhất ở khoảng 27 °C, và nhiệt độ nước có thể được giữ ấm ở mức 38 - 42 ° C.
Chú ý tắm thứ tự các bộ phận trên cơ thể trẻ
Mẹ nên chú ý đến thứ tự tắm và rửa cẩn thận một số bộ phận. Đầu tiên phải vệ sinh đầu, tiếp đến vệ sinh tóc và mặt cho bé trước, lúc này mẹ cần chú ý cần các động tác tay và nhẹ nhàng nâng đầu, cổ của bé. Để làm sạch tóc, hãy bịt tai trẻ trước để tránh nước chảy vào tai.
Mẹ nên chú ý đến thứ tự tắm và rửa cẩn thận một số bộ phận trên cơ thể bé.
Tiến hành ngay từ trên xuống dưới, tránh để hở rốn, nên quấn người cho bé sau khi tắm. Khi rửa phần dưới cơ thể, nên rửa từ trước ra sau, nhưng mẹ cần nhẹ nhàng và sạch sẽ.
Chăm sóc cơ thể bé sau khi tắm
Sau khi tắm, việc chăm sóc cơ thể cho bé hàng ngày cũng rất cần thiết, mẹ nên thoa một ít phấn rôm cho bé nhưng lưu ý phấn rôm dễ phát tán trong không khí, không để bé hít vào miệng, mũi.
Nếu chọn sản phẩm dưỡng da để chăm sóc cho bé mẹ nên chọn dạng lỏng, chú ý đến thành phần và khả năng thích ứng với da của bé, có thể chọn một số loại kem dưỡng ẩm cho bé ở các nếp gấp, phần da nhăn và khô.