Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục

Hạ Mây - Ngày 02/04/2021 18:49 PM (GMT+7)

Tình trạng trẻ thường xuyên thức giấc ban đêm khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

Giấc ngủ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần trẻ, ngủ cũng là khi trẻ xử lý, sắp xếp những thông tin tiếp nhận trong ngày và cũng là thời điểm cơ thể trẻ tăng sản xuất các hormone cần thiết cho sự chuyển hóa, tích lũy năng lượng, giúp cho sự phát triển thể chất tốt nhất.

Trẻ ngủ không sâu giấc hay quấy khóc, vặn mình không những gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ mà còn khiến bố mẹ lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi. 

Tình trạng giấc ngủ ở trẻ ngắn lâu nay đã không còn là hiện tượng lạ với nhiều cha mẹ có con nhỏ. Vậy giấc ngủ ngắn tác động đến sinh hoạt cũng như sự phát triển của trẻ như thế nào? Hãy cùng lắng nghe những phân tích chuyên môn từ chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe trẻ nhỏ.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 2

Mệt mỏi, lo lắng vì con thường xuyên thức giấc

Một bà mẹ ở Trung Quốc đã vô cùng lo lắng vì cậu con trai 8 tháng tuổi thường xuyên giật mình thức giấc, ngủ chập chờn, cậu bé cũng trở nên nhạy cảm hơn với mọi vật xung quanh, vì con không ngủ được nên chị cũng thường xuyên thức giấc cùng con, điều này cũng khiến chị thêm mệt mỏi. Thời gian gần đây chị bắt đầu cho con bú sữa bình để có thể đưa bé đi nhà trẻ và dành thời gian cho công việc thì tình trạng của cậu bé càng nghiêm trọng hơn.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 3

Ảnh minh họa.

Sau đó, chị quyết định đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa, tại đây bác sĩ cho biết nguyên nhân chính cậu bé mắc phải tình trạng trên bởi cậu đã quen với việc bú sữa mẹ, gần gũi với mẹ, do đó sự thay đổi đột ngột này khiến cậu bé sợ hãi, thiếu cảm giác an toàn, và một phần là vì cơ thể cậu đang thiếu canxi.

Chính việc bố mẹ thay đổi thói quen nuôi con đột ngột có thể khiến cơ thể trẻ chưa kịp tiếp ứng, gây ra tình trạng trên, và sau một thời gian bổ sung canxi thì cậu bé đã khỏe hẳn, người mẹ cũng dần lấy lại tinh thần cho chính mình. 

Tuy nhiên, bác sĩ cũng cho biết thêm đây cũng là tình trạng bình thường ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ở mỗi giai đoạn trẻ sẽ có nhu cầu về giấc ngủ khác nhau, và việc bổ sung các dưỡng chất cũng khác nhau, vậy nên bố mẹ cũng không nên quá lo lắng, điều bố mẹ cần làm là nên chú ý quan sát sự thay đổi về thói quen, sức khỏe của con để tìm ra cách điều trị tốt nhất.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 4

Nguyên nhân giấc ngủ ngắn ở trẻ?

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết: "Trẻ ngủ ngắn thường xuyên thức giấc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xét từ nhiều góc độ như:

- Yếu tố bệnh lý: Các bệnh lý trẻ nhỏ như suy dinh dưỡng, còi xương làm trẻ bị thiếu canxi dẫn đến trẻ bị rối loạn giấc ngủ.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 5

Trẻ ngủ ngắn thường xuyên thức giấc xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do yếu tố bệnh lý, sinh lý và tác động từ ngoại cảnh.

- Yếu tố sinh lý: Các giai đoạn phát triển của trẻ cũng khiến trẻ khó ngủ và ngủ ngắn, chẳng hạn khi trẻ đang trong thời kỳ tập lẫy, bò, tập đi, mọc răng…

- Yếu tố ngoại cảnh: Nhiệt độ quá lạnh hoặc quá nóng, tiếng ồn, phòng quá nhiều ánh sáng, trẻ không được ăn no, cha mẹ cho con ngủ không đúng giấc, trẻ lạm dụng xem điện thoại, ti vi, các trò chơi điện tử… có thể là những yếu tố dẫn đến giấc ngủ ở trẻ."

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 6

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 7

Trẻ thường xuyên thức giấc hoặc ngủ ngắn ảnh hưởng sự phát triển của não bộ ở trẻ như thế nào?

Như chúng ta đã biết giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Trước hết về thể chất, cơ thể trẻ em sản xuất hormon tăng trưởng khi trẻ ngủ và hệ miễn dịch cũng được thúc đẩy hoạt động để hoàn thiện hơn trong thời gian này, vì vậy trẻ em thường cần ngủ nhiều hơn vào thời kỳ trẻ tăng trưởng nhanh. Về mặt trí tuệ, khi ngủ não của trẻ được điều chỉnh lại để kích thích năng lượng, giúp trẻ học và ghi nhớ, phát triển toàn diện về mặt tinh thần.

Rất nhiều nghiên cứu cho thấy thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển não bộ của con người, nhất là với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời gian ngủ ngắn hay dài chỉ là một phần tác động đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, việc trẻ ngủ có ngon giấc, sâu giấc hay không mới ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của trẻ.

Khi ngủ cơ thể con người tiết ra lượng hormon tăng trưởng nhiều hơn 4 lần khi thức. Hormone tăng trưởng sản sinh ra khi vào giấc ngủ và sau khi ngủ sâu được khoảng 1 tiếng lượng hormon mới đạt đỉnh, thông thường là từ 22 giờ khuya cho tới 1 giờ sáng.

Nếu đứa trẻ ngủ muộn, ban đêm dậy bú nhiều lần dẫn đến giấc ngủ ngắn, tác động đến việc điều tiết hormone tăng trưởng và làm cho trẻ chậm phát triển. Với những trẻ ngủ không ngon giấc hoặc có thể bị thiếu ngủ dẫn đến dễ quấy khóc, cáu gắt, mệt mỏi. Nếu một đứa trẻ thường xuyên thức giấc hoặc giấc ngủ ngắn sẽ phát triển chậm hơn so với các bé khác.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 8

Mẹ có nên dừng các cữ bú đêm cho con để không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con không?

Thông thường, trẻ nhỏ vẫn có thói quen thức dậy và bú cữ đêm như một lịch sinh học. Tuy nhiên, nếu việc bú đêm có ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ mẹ nên cân nhắc phương án sao cho phù hợp, ví dụ như cho trẻ ăn no suốt cả ngày để bé không cảm thấy đói vào ban đêm. Nếu cần, mẹ có thể cho bé ăn thêm trước khi ngủ để đảm bảo trẻ không bị đói.

Nguyên Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai: Trẻ sơ sinh đêm ngủ ít ảnh hưởng não bộ, cách khắc phục - 9

Làm thế nào để giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn?

- Để trẻ ngủ sâu giấc, mẹ hãy tạo cho các bé thời gian đi ngủ và thời gian thức dậy tương đối cố định mỗi ngày để hình thành nhịp sinh học cho trẻ.

- Để có giấc ngủ sâu, ngủ ngon trẻ cần có một không gian riêng tư, yên tĩnh, phòng ngủ cần hạn chế ánh sáng. Bóng tối giúp cơ thể giải phóng hormone melatonin gây buồn ngủ nhờ vậy trẻ sẽ có giấc ngủ sâu, kéo dài và tăng trưởng. Chưa kể để đèn ngủ quá sáng thường xuyên sẽ gây rối loạn nhịp sinh học, ức chế hoạt động tế bào khiến bé hay trở mình, chậm phát triển. Tốt nhất nên tắt đèn khi bé ngủ.

- Trẻ được ăn đầy đủ vào thời gian hợp lý lành mạnh sẽ giúp động đồng hồ sinh học của trẻ hoạt động đúng thời gian.- Trẻ ngủ trung bình mỗi ngày tới 16-17 giờ và chia thành chu kỳ cứ 3 tiếng một, không kể ngày đêm.

Lên 3 tháng tuổi, trẻ ngủ 15 giờ/ngày nhưng chu kỳ thay đổi: Giấc ngủ về đêm kéo dài hơn 7 tiếng liên tục và thời gian thức ban ngày nhiều hơn. Trẻ lên 1 tuổi chỉ còn ngủ 13 giờ/ngày. Trẻ 3-5 tuổi ngủ 12 giờ/ngày.

- Mẹ nhẹ nhàng xoa vùng lưng, tay, chân trẻ giúp đưa trẻ vào giấc ngủ.- Trường hợp bé ngủ trên tay mẹ, mẹ hãy đợi bé ngủ sâu giấc rồi mới đặt con xuống.

- Mẹ cũng có thể dùng khăn để quấn bé nhằm hạn chế sự vận động của bé, lưu ý đặt 2 tay của con xuôi theo thân người và không quấn quá chặt để con có đủ không gian để thở và cử động. Quấn khăn còn giúp trẻ cảm giác được bao bọc như lúc còn trong bụng mẹ, khiến trẻ luôn cảm thấy an toàn, tránh giật mình hay phản xạ.

- Để cải thiện giấc ngủ cho con mẹ cũng có thể tăng DHA trong chế độ sữa của con do DHA hỗ trợ cho sự phát triển của não. 

5 tư thế ngủ kỳ lạ, mẹ nhìn có thể đoán ngay trí thông minh của trẻ
Nếu mẹ chú ý có thể đoán được trẻ thông minh đến đâu thông qua giấc ngủ.
Hạ Mây Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn