Hầu hết thế hệ ông bà sẽ thường chăm cháu theo những thói quen xưa cũ dù có thể nó đã lỗi thời. Tuy nhiên, đã đến lúc cha mẹ cần phải cập nhật những kiến thức mới, đúng đắn hơn để việc nuôi con đạt hiệu quả cao nhất.
Hầu hết thế hệ ông bà sẽ thường chăm cháu theo những quan điểm và thói quen xưa cũ mà không cập nhật những kiến thức mới mẻ, hiện đại. Họ dựa trên kinh nghiệm cá nhân hoặc truyền miệng lại cho nhau và dù nó đã lỗi thời thời vẫn được được áp dụng.
Tuy nhiên, đã đến lúc cha mẹ cần phải cập nhật những kiến thức mới, đúng đắn hơn để việc nuôi con đạt hiệu quả cao nhất.
Dưới đây là những quan điểm không còn phù hợp được bác sĩ khuyên, bạn nên nhìn nhận lại:
1. Không quấn tã chân bé sẽ vòng kiềng
Trước đây, nhiều người quan niệm rằng, việc quấn tã sẽ giúp cho chân của trẻ sơ sinh thẳng và bé sẽ không bị đi vòng kiềng sau này. Nhưng các bác sĩ nhi khoa khẳng định rằng quấn tã hoàn toàn không có "tác dụng thần kỳ" như thế, nó thậm chí còn ảnh hưởng tới xương hông.
Các bà mẹ có thể quấn tã cho trẻ khi trẻ bị đau bụng để làm dịu lại hoặc khi bé hay giật mình. Nếu bé có thể ngủ ngon mà không gặp vấn đề gì, bạn không cần thiết phải quấn tã cho con.
Việc quấn tã không có tác dụng làm cho chân bé thẳng ra, vì vậy nếu bé có thể ngủ ngon giấc, không giật mình thì mẹ không cần phải quấn tã.
2. Phòng của bé phải ấm áp nhất có thể
Điều này thực sự là một quan niệm sai lầm. Căn phòng với nhiệt độ quá cao hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Các bác sĩ khuyến cáo nên để nhiệt độ phòng của bé từ 26 – 28 độ C. Khoa học chỉ ra rằng nhiệt độ này giúp bé dễ chịu, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra căn phòng với nhiệt độ như vậy sẽ mát mẻ và khiến bé dễ thở, không bị khô mũi.
Để nhiệt độ phòng quá nóng có thể khiến trẻ khó chịu, đổ mồ hôi, ngủ không ngon giấc.
3. Để dỗ bé, bố mẹ nên cho núm vú giả nhúng vào thứ đồ ngọt
Nhiều thế hệ ông bà truyền tai nhau kinh nghiệm để dỗ trẻ đang khóc, hãy lấy núm vú giả nhúng vào một chút mật ong hoặc bơ đậu phộng để trẻ ngừng khóc. Nhưng các bác sĩ phản đối phương pháp này.
Trẻ còn quá nhỏ để bạn biết rằng con mình sẽ dị ứng với chất nào, việc tùy ý cho con ngậm đồ ngọt như thế có thể gây ảnh hưởng tới bé. Ngoài ra, nếu như bé đã bắt đầu có răng nhú lên, những thứ đường ngọt như vậy có thể khiến bé bị sâu răng. Nhiều bé còn bị ngộ độc vì mật ong.
Không chỉ vậy, khi cho con dùng núm vú giả bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Không tự ý cho trẻ ngậm các đồ ăn ngọt vì điều này có thể gây hại cho trẻ.
4. Luôn phải có chăn, gối trên giường của bé
Trước đây, nhiều bà mẹ thường cố gắng tạo ra một bản sao giường ngủ của mình tại chỗ nằm của con. Họ luôn đặt một cái chăn và gối nhỏ cho con. Nhưng các bác sĩ nhắc nhở rằng chúng ta không nên để bất kỳ gối, thú bông hay chăn quanh chỗ ngủ của trẻ vì nó có thể khiến trẻ bị ngạt.
Nếu nhiệt độ phòng mát, sợ bé bị lạnh, bạn hãy mặc đồ ngủ đủ ấm cho bé thay vì đắp chăn vì quá trình ngủ, bé vô thức có thể kéo chăn che trùm kín mặt.
Giường ngủ của trẻ phải không chứa những đồ vật xung quanh, tạo không gian thoáng, tránh bé bị ngạt thở.
5. Để trẻ ngủ tư thế nằm sấp sẽ dễ chịu hơn
Mới đầu, kinh nghiệm này nghe có vẻ khá logic: Cha mẹ đặt em bé nằm sấp để ngủ, như vậy sẽ khiến trẻ không bị nghẹn sau khi ăn. Nhưng các bác sĩ đã phát hiện ra rằng, tư thế nằm ngủ này nguy hiểm với trẻ vì:
- Tư thế nằm sấp có thể gây tắc nghẽn đường thở.
- Nếu em bé ngủ nằm sấp, có nhiều áp lực sẽ đè lên bụng và cơ hoành ngực.
- Tư thế này khiến trẻ bị nóng, giấc ngủ khó chịu.
Đó là lý do các chuyên gia khuyên rằng cha mẹ nên để trẻ ngủ ở tư thế nằm ngửa và quay đầu sang một bên.
Tư thế nằm ngửa, đầu hơi nghiêng về 1 bên là lý tưởng nhất cho trẻ khi ngủ.
6. Trẻ nên được ngủ trong không gian yên lặng hoàn toàn
Thật khó để tạo một không gian yên tĩnh hoàn toàn cả ngày, những người lớn trong nhà có nhiều việc phải làm và nó dĩ nhiên phát ra tiếng động. Thực tế là, tiếng ồn lại chính là thứ giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon. Chỉ cần đảm bảo không có âm thanh to đột ngột vang lên, còn lại mọi tiếng động sinh hoạt đời thường đều khiến trẻ ngủ ngon hơn.
Em bé có thể ngủ khi mẹ nói chuyện điện thoại, nhà tắm xả nước, mẹ rửa bát… Bằng cách này bạn có thể vừa làm mọi việc mà trẻ vẫn ngủ ngon thay vì việc cả nhà phải rón rén làm việc trong im lặng.
Trẻ nên được rèn việc ngủ trong điều kiện có âm thanh, không nhất thiết phải giữ im lặng tuyệt đối.
7. Cho trẻ ăn theo giờ cố định
Trước đây, rất nhiều người đưa ra lời khuyên nên tuân thủ một lịch trình cho ăn nhất định trong ngày. Nhưng trên thực tế, phương pháp này làm kiệt sức cả mẹ và bé. Các bác sĩ nhi khoa nghĩ ra rằng thật tuyệt nếu bạn cho con bú theo nhu cầu và không cần phải theo lịch trình ăn. Cách cho ăn này khỏe cho cả mẹ và bé vì khi bé đói bé sẽ tự khắc đòi hỏi.
Hãy cho trẻ ăn theo nhu cầu thay vì theo giờ cố định.
8. Cho ăn dặm càng sớm càng tốt
Cha mẹ thường nghe rằng, khi bé tầm 3 tháng tuổi là đã có thể cho ăn một số đồ ăn dặm nhẹ như lòng đỏ trứng xay… hoặc cho ăn tinh bột, ngũ cốc khi trẻ được 4 tháng. Lý giải cho điều này là trẻ ăn sớm sẽ càng khỏe mạnh hơn. Nhưng các bác sĩ nghĩ rằng đây không phải là lời khuyên tốt. Theo tổ chức Y tế Thế giới, nên bổ sung thực phẩm ăn dặm cho trẻ khi trẻ được 6 tháng trở đi.
Nên cho trẻ ăn dặm khi trẻ từ 6 tháng trở nên để không ảnh hưởng tới đường ruột của trẻ.
9. Sữa động vật tốt hơn sữa bột công thức
Một số người nghĩ rằng sữa bột trẻ em không có nhiều dinh dưỡng và thích sữa động vật hơn. Nhưng các bác sĩ khẳng định đây là cách gây nguy hiểm cho trẻ. Hãy nhớ rằng, sữa công thức cân bằng một cách hoàn hảo cho trẻ, ngay cả đối với trẻ bú mẹ. Trong khi đó, sữa tươi động vật nguy hiểm vì:
- Nó chứa nhiều khoáng chất mà thận của bé không thể xử lý được.
- Không có lượng sắt cần thiết, có thể gây thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, nó cũng không có hàm lượng vitamin C cần thiết.
- Protein trong sữa tươi động vật có thể gây kích ứng niêm mạc ruột.
- Một số em bé bị dị ứng với sữa động vật.
- Thành phần sữa không cân bằng, nó có thể khiến trẻ bị tăng cân, béo phì.
Đó là lý do vì sao chỉ cung cấp sữa động vật cho trẻ khi trẻ trên 1 tuổi.
Sữa công thức đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Đôi khi ông bà mắc lỗi vì những kinh nghiệm xưa cũ nhưng dĩ nhiên họ cũng có những thông tin hữu ích mà bạn có thể tham khảo và nhờ tư vấn. Trong quá trình nuôi con, cha mẹ hãy kiên nhẫn, cố gắng giải thích cho ông bà khi bất đồng quan điểm. Bạn cũng có thể đưa ông bà đến gặp bác sĩ nhi khoa cùng để nghe tư vấn. Hãy nhớ rằng, tất cả những gì mà chúng ta làm đều phải vì mục tiêu em bé được hạnh phúc và khỏe mạnh.