Cơm rang trứng nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ, cha mẹ cần lưu ý.
Do đời sống vật chất không ngừng được nâng cao, nhiều phương pháp nuôi dạy con cái được nghiên cứu và ra đời để phù hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ vì thiếu kinh nghiệm nuôi dạy con cái có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe cho con cái thông qua cách nuôi dạy con hằng ngày mà có thể cha mẹ cũng đang không hay biết.
Con suýt chết vì ngày nào cũng ăn cơm chiên trứng
Xiao Wang và con trai (Ảnh minh họa)
Xiao Wang (Quảng Đông, Trung Quốc) là một bà mẹ 9X, cô hiện có một cậu con trai 5 tuổi đã bắt đầu đi học mẫu giáo. Lần đầu làm mẹ, Xiao Wang đã tự tay chăm sóc các con từ khi mới lọt lòng từ A tới Z. Từ khi con trai đi học, chị luôn muốn tự tay chuẩn bị bữa sáng cho con mình vì cảm thấy bữa sáng bên ngoài không sạch sẽ.
Có lần Xiao Wang làm một bát cơm rang trứng cho con, có lẽ vì món cơm rang quá ngon nên con trai rất thích, vì thế ngày nào cậu bé cũng đòi ăn. Vì chiều con và nghĩ món cơm rang trứng con trai thích ăn nên người mẹ trẻ cũng thường xuyên làm món này, Xiao Wang rất vui khi thấy con ăn hết một chén cơm rang đầy ắp.
Món cơm rang trứng mà con trai Xiao Wang yêu thích (Ảnh minh họa)
Mỗi lần rang cơm, vì sợ con không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nên Xiao Wang lại cho thêm 3 quả trứng vào chiên cùng. Theo chế độ dinh dưỡng như vậy, cân nặng của con trai Xiao Wang cũng tăng lên rất nhanh. Dù nhận ra rằng quá béo sẽ không tốt cho trẻ, nhưng thói quen ăn cơm rang trứng mỗi sáng của con trai khó thay đổi, Xiao Wang tiếp tục làm món ăn sáng này cho con trong suốt một tháng.
Không ngờ sau một thời gian thường xuyên ăn món cơm rang trứng, con trai Xiao Wang ngất xỉu trên lớp học mẫu giáo, mặt và môi tái nhợt phải nhập viện gấp, cậu bé được đưa vào phòng cấp cứu ICU dành cho bệnh nhân mắc bệnh nặng. Sau khi thăm khám và làm xét nghiệm, bác sĩ phát hiện cholesterol của con trai Xiao Wang vượt tiêu chuẩn trầm trọng.
Người mẹ trẻ đau đớn nhìn con trai nhập viện nguy kịch.
Xiao Wang thực sự không hiểu vì sao con trai đang khỏe mạnh đột nhiên đổ bệnh, nên hỏi bác sĩ để biết nguyên nhân. Khi được bác sĩ hỏi về chế độ ăn uống của con, Xiao Wang thú nhận rằng đã thường xuyên làm cơm chiên cho con, đồng thời cho rất nhiều trứng. Lời giải thích của bác sĩ khiến Xiao Wang vô cùng ân hận, hóa ra món cơm rang trứng khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể con trai vượt quá mức nghiêm trọng, suýt thì cướp đi tính mạng của cậu bé.
Trứng là một trong những thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm có giá trị sinh học cao, cung cấp nhiều chất béo, các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ như: sắt, vitamin A, kẽm... Dù là thực phẩm tốt nhưng cũng không nên cho ăn quá nhiều trứng vì hàm lượng chất béo trong trứng cao làm bé dễ bị đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nên tùy theo tháng tuổi mà cho ăn số lượng khác nhau: Trẻ 6-7 tháng tuổi: chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 2-3 lần/tuần. Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần. Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần, ăn cả lòng trắng. Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả trứng gà/ngày.
Trẻ con ở tuổi ăn tuổi lớn có sức đề kháng rất mỏng manh, cha mẹ cần chú ý.
Trẻ con ở tuổi ăn tuổi lớn có sức đề kháng rất mỏng manh, nhiều trường hợp vì sự bất cẩn của cha mẹ có thể gây hại cho sức khỏe trẻ. Đặc biệt trong trường hợp cha mẹ trẻ không có kiến thức và kinh nghiệm về nuôi dạy con cái. Đối với trẻ, bữa sáng rất quan trọng, không chỉ bảo vệ niêm mạc dạ dày mà còn cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho trẻ vào buổi sáng để nâng cao khả năng tập trung trong lớp, tư duy tốt hơn, việc vận động được nhanh và khỏe hơn. Bỏ bữa sáng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, học tập kém, lo lắng và cáu kỉnh.
Tuy nhiên, bữa sáng nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ, giống như trường hợp của Xiao Wang. Vậy cha mẹ cần lưu ý những gì trong chế độ ăn uống?
Bữa sáng phong phú đa dạng, bổ dưỡng
Bữa sáng cần phong phú và bổ dưỡng.
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng bữa sáng cần cung cấp khoảng 25% các chất dinh dưỡng quan trọng mà cơ thể bé cần trong ngày. Do đó, bữa sáng cần được chuẩn bị đầy đủ, đa dạng thực đơn bao gồm nhiều loại thực phẩm, không chỉ là tinh bột, chất đạm, chất béo mà còn cả vitamin và khoáng chất... được kết hợp đúng cách.
Với trẻ từ 2 tuổi trở xuống nhu cầu hoạt động chưa nhiều nên bố mẹ có thể căn cứ vào khả năng ăn của con để cho con ăn vừa đủ. Thông thường ở tuổi này bữa sáng chú trọng vào chất xơ, sữa, ngũ cốc… Với trẻ hơn 2 tuổi bắt đầu đi học thì cần nhiều dưỡng chất hơn nên mẹ chú ý bữa sáng của trẻ phải đầy đủ chất đạm, chất xơ và tinh bột.
Bổ sung rau và trái cây
Theo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu thì 1 bữa sáng đầy đủ chất cho trẻ phải đáp ứng các nhu cầu: Sữa hay các chế phẩm từ sữa, chất xơ, tinh bột và chất đạm. Ngoài thực phẩm chủ yếu cho bữa sáng, cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn một số loại rau và trái cây để bổ sung vitamin, chất xơ và một số nguyên tố vi lượng. Ngoài ra, rau và trái cây còn giúp trẻ giảm bệnh béo phì, thúc đẩy tiêu hóa, chống táo bón...
Đừng chuẩn bị qua loa bữa sáng của con.
Kéo dài thời gian ăn sáng của con
Cha mẹ nên rèn cho trẻ thói quen ăn sáng nhai chậm sẽ hữu ích hơn cho việc hấp thụ chất dinh dưỡng. Đối với những trẻ đã đi học, bạn có thể yên tâm cho bé ăn sáng ở trường. Việc ăn sáng ở trường giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như là một khởi đầu lý tưởng cho một ngày ở trường của bé. Đa số các trường mẫu giáo ở Việt Nam hiện nay sẽ có 1 bữa sáng với các món ăn như bún/phở/cháo kèm sữa và bữa phụ là hoa quả hoặc sữa vào sau đó 1-2 tiếng.
Với trẻ chưa đi học mẹ hãy xem xét bữa sáng của con không cần quá nhiều chỉ cần vừa đủ nhưng đảm bảo con sẽ có cảm giác đói khi đến bữa tiếp theo. Tránh cho con ăn quá nhiều, quá no khiến trẻ không có cảm giác thèm ăn vì chúng không đói. Một số bé dưới 2 tuổi có thể nhu cầu năng lượng thấp nên bé chỉ cần uống sữa vào buổi sáng là đủ, nếu vậy cũng không nên ép bé nếu bé không muốn ăn.
Cha mẹ làm gương, đừng để con ăn sáng một mình
Cha mẹ làm gương, đừng để con ăn sáng một mình.
Cuối cùng và quan trọng nhất đừng quên rằng cha mẹ sẽ luôn là tấm gương tốt cho con trẻ. Vì thế, nếu cả hai người cùng ngồi vào bàn ăn sáng thì trẻ chắc chắn không thể bỏ bữa sáng, tránh để trẻ ăn một mình. Cha mẹ hãy giúp con hình thành thói quen ăn sáng lành mạnh từ khi còn bé bằng cách chuẩn bị bữa ăn sáng đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp, gọi con thức dậy sớm để đủ thời gian ăn sáng trước khi đến trường. Để con phát triển tốt hơn, mẹ nên tập cho bé những thói quen lành mạnh ngay từ khi còn nhỏ, nhất là ăn sáng.