Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh mỗi giai đoạn sẽ có liều lượng khác nhau, chủ yếu được bổ sung qua đường thực phẩm, chế độ ăn uống phù hợp.
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Kẽm có vai trò tổng hợp protein bằng cơ chế tạo enzyme. Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh là giúp cho bé phát triển trí não tốt hơn, phát triển cơ bắp, xương khớp.
Vai trò của kẽm đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Kem tham gia trực tiếp vào quá trình tạo nên các enzyme thúc đẩy quá trình tổng hợp Protein. Quá trình tổng hợp protein hiệu quả giúp trẻ phát triển về chiều cao, cơ bắp, bảo vệ cơ khỏi bệnh tật, tăng khả năng chữa lành vết thương, hệ miễn dịch...
Hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt thì bé sẽ hạn chế được những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, giảm thiểu các tình trạng ốm vặt. Củng cố sức khỏe mắt và da của bé.
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong phát triển thể chất và hệ miễn dịch của bé (Ảnh minh họa)
Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu là đủ?
Theo WHO thì nhu cầu kẽm cho trẻ sẽ khác nhau ở mỗi giai đoạn. Cụ thể:
- Bé từ 0 - 6 tháng tuổi: 2mg/ ngày
- Bé từ 7 - 12 tháng tuổi: 3mg/ ngày
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 3mg/ ngày
- Trẻ từ 4 - 8 tuổi: 5mg/ ngày
- Trẻ từ 9 - 13 tuổi: 8mg/ ngày
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên: 11mg/ ngày đối với bé trai, 9mg/ ngày đối với bé gái.
Có cần bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh không?
Mỗi giai đoạn khác nhau thì trẻ cần lượng kẽm khác nhau. Giai đoạn sơ sinh được chia thành 2 giai đoạn là từ 0 - 6 tháng tuổi và từ 6 - 12 tháng tuổi.
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ 0 - 6 tháng tuổi là giai đoạn bé sơ sinh bú sữa hoàn toàn. Trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã đủ lượng kẽm cần thiết cho bé, vì vậy mẹ không cần bổ sung kẽm cho bé. Giai đoạn này, bé bú sữa mẹ nên mẹ có thể ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, trứng, cua... và ăn thêm nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi... để tăng khả năng hấp thụ kẽm.
Giai đoạn sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi, là giai đoạn ăn dặm của bé. Mẹ có thể bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, sắt, protein, vitamin C cho bé.
Đối với bé sơ sinh từ 6 - 12 tháng tuổi và các giai đoạn sau đó, bé có cần bổ sung thêm kẽm hay không và bổ sung bằng thuốc kẽm sẽ được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Mẹ không tự ý mua thuốc bổ sung cho trẻ.
Bổ sung thừa kẽm sẽ gây lên rối loạn về phản ứng miễn dịch, làm giảm chức năng của tế bào T, gây ảnh hưởng đến những phản ứng miễn dịch và cuối cùng là cơ thể có nguy cơ mắc bệnh xâm nhập tấn công hệ thống miễn dịch.
Bé đã ăn dặm có thể bổ sung kẽm bằng nguồn thực phẩm sẽ an toàn hơn (Ảnh minh họa)
Khi nào nên bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trẻ bị thiếu kẽm sẽ có các biểu hiện như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, rối loạn giấc ngủ như trằn trọc, khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu giấc. Ngoài ra, trẻ chậm phát triển thể lực, trí nhớ giảm, tăng các nguy cơ mắc các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp... Đồng thời, trẻ cũng có dấu hiệu mắc phải tình trạng tổn thương da, niêm mạc, chậm lành vết thương, các vết bỏng, loét, viêm lưỡi, rụng tóc, rụng lông...
Khi bé có những dấu hiệu thiếu kẽm này mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán. Quyết định có cần bổ sung kẽm bằng đường uống hay không được chỉ định bởi bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ được chỉ định bổ sung kẽm bằng đường uống thì lượng uống, loại thuốc sẽ được bác sĩ chỉ định.
Thuốc kẽm cho trẻ chỉ được bổ sung khi có sự chỉ dẫn bởi bác sĩ (Ảnh minh họa)
Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Ngoài cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng đường uống (được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa) thì bổ sung kẽm bằng chế độ dinh dưỡng cho bé hàng ngày là cần thiết. Trên thực tế, bé chỉ có thể hấp thụ được khoảng 30% kẽm từ nguồn thực phẩm hàng ngày. Vì vậy, mẹ có thể áp dụng bổ sung kẽm cho bé bằng đường thực phẩm hàng ngày.
1. Cách bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh từ 0 - 6 tháng
- Đối với trẻ sơ sinh bú bình, mẹ lựa chọn loại sữa có bổ sung kẽm, vitamin C, protein.
- Đối với bé sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn, mẹ nên bổ sung thực phẩm đa dạng trong bữa ăn hàng ngày để tăng chất lượng của sữa và nguồn dinh dưỡng có trong sữa. Cụ thể mẹ nên:
Bổ sung nhóm thực phẩm giàu kẽm như thịt, cá, tôm, trứng...
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi...
Nhóm thực phẩm gồm các loại hạt, loại đậu, đậu nành...
Đối với mẹ được chỉ định uống kẽm và sắt thì hãy uống sắt sau 2 tiếng uống kẽm.
Bé dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ là đã đầy đủ dưỡng chất (Ảnh minh họa)
2. Cách bổ sung kẽm cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
Từ 6 tuổi trở lên bé đã có thể ăn dặm, ăn chính, lúc này chế độ dinh dưỡng và nguồn thực phẩm cho bé nên đa dạng và giàu kẽm, vitamin, khoáng chất.
- Mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ các loại thực phẩm như thịt, cá, tôm, cua, đậu nành, các loại rau xanh như bông cải xanh, cải bó xôi...
- Một số loại thực phẩm giàu kẽm như socola đen, bơ sữa, sữa chua, hải sản, ngũ cốc nguyên hạt... cũng thích hợp cho bé ăn dặm.
- Lượng ăn phù hợp với nhu cầu của bé, không ép bé ăn quá no bé dễ bị nôn ói ra không đảm bảo dinh dưỡng.
Đa dạng hóa các thực phẩm giàu kẽm vào bữa ăn của trẻ (Ảnh minh họa)
Mẹ tham khảo bảng thực phẩm và hàm lượng kẽm có chứa trong 100g thực phẩm sau đây:
Tên thực phẩm(100g) | Hàm lượng kẽm (mg) |
Sò | 13,4 |
Củ cải | 11 |
Cùi dừa già | 5 |
Đậu Hà Lan | 4 |
Đậu nành | 3,8 |
Lòng đỏ trứng gà | 3,7 |
Thịt cừu | 2,9 |
Bột mì | 2,5 |
Thịt nạc heo | 2,5 |
Ổi | 2,4 |
Nếp | 2,2 |
Thịt bò | 2,2 |
Khoai lang | 2 |
Đậu phộng | 1,9 |
Gạo | 1,5 |
Hạt kê | 1,5 |
Thịt gà ta | 1,5 |
3. Cách bổ sung kẽm cho trẻ bằng đường uống
Đối với những trẻ được chỉ định bổ sung thêm kẽm bằng đường uống với các loại thuốc kẽm thì mẹ nên cho bé uống đúng theo liều lượng của bác sĩ.
Cho trẻ uống kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Mẹ cho trẻ uống kẽm 1 giờ trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn. Không bổ sung đồng thời với sắt.