Trẻ 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn thực phẩm rắn. Dưới đây là cách cho trẻ ăn dặm do ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi chia sẻ.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng. |
ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng |
Theo ThS. BS. Doãn Thị Tường Vi - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng, từ 6 tháng tuổi trẻ có thể bắt đầu ăn dặm. Khi đó, cách cho trẻ ăn dặm đầy đủ chất dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phát triển thể chất và trí tuệ.
Thực tế có rất nhiều bậc cha mẹ lúng túng về cách cho trẻ ăn dặm như thế nào là đúng cách, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ?
Hãy cùng tham khảo những thông tin của chuyên gia chia sẻ dưới đây để có kế hoạch cho trẻ ăn dặm khoa học đúng cách nhất để tốt cho sự phát triển của con sau này.
1. Cho trẻ ăn dặm
Cũng như người lớn, trẻ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất trong các bữa ăn hàng ngày, gồm bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Trong 2 bữa bột chính hàng ngày, các mẹ cần kết hợp đủ các thành phần này.
Bên cạnh việc ăn bột, trẻ cũng cần được ăn trái cây. Mỗi ngày các mẹ nên cho trẻ ăn một bữa trái cây nguyên chất để tận dụng nguồn chất xơ, một bữa nước ép. Đặc biệt, sữa mẹ vẫn luôn là nguồn dinh dưỡng quý báu cho trẻ nên cần phải duy trì việc cho trẻ bú thường xuyên.
Trường hợp mẹ ít sữa, có thể cho trẻ uống thêm sữa công thức. Mỗi ngày, đảm bảo lượng sữa từ 500-700 ml.
Trẻ 6 tháng tuổi không nên ăn nhiều đồ tanh bởi hệ tiêu hóa còn non yếu và cần cho trẻ dần làm quen từng bước. Do đó, thực đơn này chỉ bao gồm các món bột kết hợp với thịt gà, thịt lợn, trứng và sữa. Sai lầm của nhiều mẹ khi nấu bột cho con là quên cho dầu ăn và mỡ, trong khi đây là môi trường cần thiết để cơ thể chuyển hóa các chất đạm. Các mẹ có thể ước lượng 5g dầu tương đương với một thìa cà phê.
Từ 19h đến sáng hôm sau, các mẹ nên cho trẻ bú bất cứ lúc nào bé có nhu cầu hoặc cho ăn thêm 1-2 bữa sữa (Ảnh minh họa)
Để tiện lợi, nhiều mẹ thường nấu một nồi bột để trong tủ lạnh và cho con ăn cả ngày. Tuy nhiên, đây là một sai lầm khiến bé chán ăn. Hãy thay đổi thực đơn thường xuyên để tạo cảm giác mới mẻ, lạ miệng khiến trẻ ăn ngon hơn.
2. Cho trẻ ăn dặm đúng cách
Cách cho trẻ ăn dặm hợp lý, đảm bảo sức khỏe, các mẹ cần chế biến thức ăn theo nguyên tắc là từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều. Bước đầu thức ăn cần được nghiền nhuyễn. Nên cho bé thử từ các món có vị ngọt trước.
Bước đầu có thể cho bé ăn bột hoặc cháo xay từ gạo, bổ sung thêm rau nghiền, trứng, thịt cá, …dầu mỡ, hoa quả nghiền.
Nên cho bé ăn từng ít một không nên quá lo lắng vì khẩu phần vẫn có sữa. Sau mỗi ngày bé quen dần sẽ tăng số lượng lên.
3. Cách cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
Ăn dặm ngày đầu là việc cho bé làm quen với đồ ăn. Bé có thể bắt đầu ăn bằng lưỡi vì quen với cảm giác uống sữa. Tuy nhiên sau đó bé sẽ dần dần tìm ra cách để giữ đồ ăn trong miệng và nuốt chúng. Để việc ăn uống diễn ra an toàn và thuận lợi các mẹ cần làm các điều sau:
- Mẹ luôn luôn cần ở cạnh với bé khi bé ăn dặm để phòng trường hợp bé bị nghẹt thở.
- Hãy để em bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn.
- Cho phép bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy bé quan tâm đến đồ ăn.
- Mẹ không nên ép bé ăn. Nếu bé không hứng thú hãy chờ đến lần tiếp theo.
- Nếu mẹ cho bé ăn bằng thìa hãy đợi bé mở miệng trước khi cho ăn.
- Thức ăn nóng cần thử trước khi đưa vào miệng con.
- Không thêm muối đường vào đồ ăn của bé.
- Trong khi bé ăn dặm, cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. Hãy nhớ rằng bé không nên uống sữa bò đến khi được một tuổi.
=> Lúc đầu có thể cho vài thìa rồi sau đó tăng dần số lượng lên.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ nhỏ dưới 6 tháng cho bé bú mẹ hoàn toàn (Ảnh minh họa)
4. Có nên cho trẻ 4 tháng ăn dặm?
Các chuyên gia y tế khuyên rằng trẻ nhỏ dưới 6 tháng cho bé bú mẹ hoàn toàn, không ăn dặm khi 4 tháng tuổi vì bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện để cung cấp đủ các men tiêu hóa cho bé.
Nên bắt đầu ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi. Trước đó, hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển nên nếu ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và dị ứng. Hơn nữa trong thực tế khi được 6 tháng tuổi thì bé cũng sẽ dễ phối hợp với cha mẹ hơn khi cai sữa.
Lưu ý: không nên cho trẻ ăn thử thức ăn rắn trước 4 tháng tuổi, nếu muốn cần phải được sự cho phép từ chuyên gia, bác sĩ và ghi nhớ một số thực phẩm không phù hợp với bé vì có thể gây dị ứng và khiến con bị bệnh.
Những thực phẩm đó có thể là các loại hạt, đậu phộng, các sản phẩm đậu phộng, hạt, gan, trứng, cá, sò, sữa bò và pho mát mềm hoặc không được khử trùng.
5. Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
Cách cho trẻ ăn dặm đúng là mẹ nên tập cho bé ăn từ ít đến nhiều. Lúc đầu 1 bữa, sau tăng thành 2 bữa. Nếu tự nấu thức ăn cho bé, cần cân đo kỹ lưỡng khẩu phần đạm cho phù hợp với lứa tuổi.
6. Cho trẻ ăn dặm bột gì?
Tốt nhất nấu bột hoặc cháo xay. Thời kỳ ăn dặm các mẹ có thể nấu bột hoặc cháo nấu với trứng, hoặc thịt bò, thịt lợn… hay có thể kết hợp với cách nấu cháo trứng gà bí đỏ, cà chua, củ rền, hạt sen, nấm hương… Như vậy sẽ tạo được cảm giác thích thú khi cho bé ăn.