Chị gái để em trai túm tóc đạp lên người, mẹ cảm động nhưng cộng đồng mạng nổi nóng 

Hạ Mây - Ngày 18/07/2021 16:02 PM (GMT+7)

Không riêng gì vấn đề chuẩn bị tâm lý cho con khi sắp có em, mối quan hệ của hai đứa trẻ trong nhà cũng rất cần được cha mẹ lưu tâm.

Mỗi bậc cha mẹ đều mơ ước những đứa trẻ trong gia đình có được mối quan hệ ôn hòa, dù là trẻ ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên điều này không phải tự nhiên có được mà là kết quả từ cách nuôi dạy các con của cha mẹ. 

Nhiều gia đình lại thường quá quen thuộc với những mâu thuẫn, tranh cãi xảy ra giữa các bé trong cùng một gia đình, để rồi chọn cách la mắng những em bé lớn hơn. Trong quan điểm của nhiều bậc phụ huynh, đứa trẻ làm chị, làm anh trong nhà phải nhường nhịn các em nhỏ. Nhưng liệu đây có phải là một quan điểm đúng đắn?

Chị gái để em trai đạp lên người khi bước xuống giường

Cô bé Dabao 4 tuổi ở Trung Quốc đã làm chị của cậu em trai Xiaobao vừa bước sang tuổi thứ 2. Trong gia đình, Dabao tỏ ra rất “ra dáng” chị cả, thường chơi với em khi mẹ bận rộn. Trong một lần, cậu nhóc em muốn trèo từ giường xuống, nhưng vì giường quá cao nên Dabao đã lấy thân mình là “bàn đạp”. Giường quá cao khiến em trai không thể xuống, sau nhiều lần cố gắng nhưng cậu em vẫn không thể ra chạm chân xuống mặt đất.

Chị gái thấy vậy liền sẵn sàng làm "bàn đạp" cho em trai để cậu bé đỡ ngã. Dabao ngồi xuống sàn bên cạnh giường rồi dìu em ra khỏi giường, để Xiaobao đạp lên vai và chân. Tuy nhiên, cậu em trai vẫn hơi hoảng sợ, vừa bước xuống giường đã túm tóc chị gái. Kết quả là, dù cảm thấy đau đớn, nhưng Dabao đã không né tránh cho đến khi người em ra khỏi giường an toàn. 

Chị gái để em trai túm tóc đạp lên người, mẹ cảm động nhưng cộng đồng mạng nổi nóng  - 1

Chị gái để em trai đạp lên người khi bước xuống giường.

Chị gái để em trai đạp lên người khi bước xuống giường.

Mẹ của hai đứa trẻ chứng kiến cảnh này và cảm thấy rất xúc động trước tình cảm của Dabao dành cho em trai. Sau khi Xiaobao ra đời, Dabao cũng có những thái độ khác nhau, khi thì vui vẻ, khi thì thờ ơ, nhưng chắc hẳn sâu trong tâm trí cô bé rất thương em trai mình, chăm sóc em trai rất chu đáo bằng những hành động thiết thực như vậy.

Thế nhưng, phản ứng không ngờ tới của cư dân mạng khiến mẹ Dabao và Xiaobao không khỏi bất ngờ. Nhiều người đồng tình, khen ngợi Dabao nhưng số lượng người phản đối cách hành xử này của Dabao cũng không ít. 

Chị gái để em trai túm tóc đạp lên người, mẹ cảm động nhưng cộng đồng mạng nổi nóng  - 3

Liệu mẹ có nên cảm động khi thấy cảnh này?

Liệu mẹ có nên cảm động khi thấy cảnh này?

Tất nhiên, điều này chẳng thể nói lên hết tình cảm của Dabao và thái độ của cô bé thường ngày với cậu em trai nhỏ, rất có thể vẫn có những trận đánh nhau thường ngày của hai đứa. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ, cách hành xử của Xiaobao khi sẵn sàng trèo lên người chị như vậy là điều cha mẹ cần lưu tâm. 

Vì Xiaobao còn bé và có thể cậu bé chưa đủ nhận thức hành vi của mình có thể làm chị đau, cũng không đủ chững chạc để hỏi thăm chị gái có đau không chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không răn dạy trẻ ngay từ khi còn bé như vậy có thể hình thành thói quen ỷ lại, bắt nạt chị gái trong tương lai. Hoặc đơn giản nhất, trẻ sẽ thiếu tôn trọng người lớn, không biết cách cảm thông cho những người xung quanh.

Dạy trẻ biết yêu thương anh chị em của mình như thế nào?

Hãy làm công tác tư tường khi trẻ sắp có em

Từ khi mẹ mang thai em bé thứ hai, hãy giải thích cho con biết về việc có một em bé sắp chào đời, để con cùng chia sẻ cảm xúc ngạc nhiên, thích thú. Tất nhiên, đừng “chê bai” con trẻ quá khiến chúng cảm thấy ghen tị hay khi có người lớn vô tình trêu chọc: "Mẹ sắp sinh em bé, con sắp bị "ra rìa" nhé!" sẽ làm trẻ tổn thương.

Khi em bé chào đời, hãy đối xử công bằng với cả hai con

Làm anh/chị đi kèm với trách nhiệm.

Làm anh/chị đi kèm với trách nhiệm.

Nếu em nhỏ được mua một món đồ chơi mới, quần áo mới..., và đừng quên mua một vài món đồ chơi để con cảm thấy được đối xử công bằng. Các bé dưới 10 tuổi chưa đủ nhận thức để hiểu khái niệm phải ưu tiên cho em nhỏ. 

Thứ hai, không chỉ nên chăm chú hoàn toàn vào em bé mà dành thời gian chơi cùng con lớn. Bạn có thể để bé cùng chơi cùng em bé nhỏ để mẹ đỡ cực hơn khi phải chăm sóc cả hai. 

Theo những nghiên cứu cụ thể cho thấy, dù có thể hiện ra hay không thì bất kỳ cặp cha mẹ nào cũng có xu hướng dành tình thương, sự quan tâm cho một đứa con nhiều hơn so với những đứa còn lại. Tuy nhiên, họ dường như không nhận ra rằng trẻ con có thể bị tổn thương rất nhiều từ việc thiên vị này.

Chấp nhận mâu thuẫn là một phần không thể thiếu giữa những đứa trẻ

Mong anh em trong nhà hòa thuận là nỗi niềm của nhiều bậc phụ huynh.

Mong anh em trong nhà hòa thuận là nỗi niềm của nhiều bậc phụ huynh.

Hầu hết các bé sống trong 1 gia đình thường xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân thì nhiều vô kể. Tuy nhiên, nếu ngay từ bé cha mẹ không giải quyết những mâu thuẫn “trẻ con” này, xung đột có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành với đủ loại vấn đề phát sinh và không thể nào giải quyết được.

Có một điều lưu ý, khi mâu thuẫn xảy ra giữa hai đứa trẻ, tuyệt đối không được lôi em bé lớn hơn ra trách phạt khi chưa hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện.

Dạy con nói lời xin lỗi và tha thứ

Dạy trẻ nhận thức của mình về lỗi sai đó, bằng cách nói lý do tại sao mình lại xin lỗi. Con cần xin lỗi và sau đó ôm anh/ chị/ em của chúng để gắn kết lại sau những xung đột. Xin lỗi vì những điều nhỏ nhặt khi còn nhỏ dạy con sẵn sàng xin lỗi và tha thứ cho những hành vi có lỗi lầm lớn hơn. Nếu chúng không học cách sẵn sàng xin lỗi khi còn nhỏ, câu nói ấy sẽ không trở nên gượng gạo khi trưởng thành. 

Hãy dạy trẻ nói lời xin lỗi khi làm sai dù là anh/chị hay em.

Hãy dạy trẻ nói lời xin lỗi khi làm sai dù là anh/chị hay em.

Hãy để các con có thời gian bên nhau, ở bên cạnh vì nhau

Tạo điều kiện và thời gian cho các bé chơi cùng nhau trong 1 trò chơi, đặc biệt các trò chơi tới lượt để học cách sẻ chia từng món đồ chơi. Anh chị lớn tuổi hơn có thể giúp đỡ các em nhỏ tuổi hơn. Sẽ có lúc các em út trong nhà cũng có thể tham gia và giúp đỡ các anh chị.

Hãy để các con có thời gian bên nhau, ở bên cạnh vì nhau.

Hãy để các con có thời gian bên nhau, ở bên cạnh vì nhau.

Lần tới nếu một trong hai con của bạn cần buộc dây giày hoặc mặc áo khoác, hãy nhờ đến anh chị lớn trong nhà. Biến việc này thành thói quen sẽ giúp mối quan hệ của các con trở nên gắn cha hơn rất nhiều. 

“Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm chac, chở che, đỡ đần” - Tình cảm anh chị em là một mối quan hệ rất quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Dù có những lúc trẻ cãi vã, đánh nhau nhưng những điều đó sẽ trở thành những kỷ niệm đẹp khi chúng trưởng thành. Do đó, cha mẹ hãy vun đắp mối quan hệ chị em trong gia đình để những em bé khi trưởng thành thân thiết với nhau.

Cặp chị em song sinh Việt cùng có con với chồng Tây, 3 bé lớn lên xinh hệt nhau
Mối duyên lạ của cặp chị em sinh đôi, cùng lấy chồng Tây, đẻ con gái lai xinh xắn.

Mẹ bỉm sữa vẫn đẹp như hotgirl

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con