Theo các chuyên gia, khẩu phần ăn đóng vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với sức khỏe con người. Với trẻ nhỏ từ khẩu phần, cách chế biến và cho bé ăn như thế nào rất quan trọng.
Xem thêm: 11 sai lầm quen thuộc mẹ Việt mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh, bác sĩ cảnh báo: Nguy hiểm
”Đối với trẻ em, ăn uống không chỉ tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng và sức khỏe mà còn gián tiếp tác động đến khả năng tiếp thu và thành tích học tập của trẻ. Vì thế, cha mẹ cần biết những sai lầm khi cho con ăn để tránh những bệnh tật đáng tiếc xảy ra đối với trẻ.
Theo PGS Lê Thị Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia qua khám và tư vấn dinh dưỡng, bà Mai cho rằng sai lầm mà các bậc phụ huynh hay mắc phải khi có con cái ăn đó là chỉ nghĩ làm sao con ăn được nhiều mà chưa chú ý đến khẩu phần ăn, cách cho ăn, chế biến như thế nào. Điều này dẫn tới việc trẻ biếng ăn.
Đặc biệt là khẩu phần ăn sẽ ảnh hưởng dinh dưỡng cho bé rất nan giải. Phụ huynh cần hiểu con mình cần gì, nhu cầu thay đổi theo giới, theo tuổi, theo từng bé.
Sai lầm thứ nhất, PGS Mai cho rằng các bậc phụ huynh cần hiểu rằng các thực phẩm nào sẽ đem lại chất dinh dưỡng cần cho bé ví dụ như, chất béo lấy ở đâu, vitamin ở thực phẩm nào. Ngoài ra, phụ huynh cần biết cách chế biến thực phẩm đó, biến thực phẩm thành món ăn khiến bé thích thú, để đưa món ăn cho bé thích thú sẽ tổng hợp được dinh dưỡng là rất quna trọng.
Ví dụ như em bé dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu chất đạm thì phải là 100% đạm động vật, có nghĩa bát bột thì đã có bột đường, nhiều bà mẹ tập cho trẻ ăn rau ở tuổi này thì không nên. Vì đúng độ tuổi của bé, cho ăn đúng nhu cầu sẽ đáp ứng cho bé( ở tuổi này bé cần ăn hoàn toàn cần ăn chất đạm động vật, trong khi có mẹ tập cho bé ăn rau).
Sai lầm thứ 2, nhiều bà mẹ mắc phải là cho bé rất ít chất béo, tất cả các bé sinh ra, dù cân nặng bao nhiêu nhưng trong 3 tháng đầu đời sẽ tăng trưởng rất tốt. Vì trong 3 tháng đầu đời của bé, mẹ thường được nghỉ ngơi, sữa mẹ đầy đủ sẽ cung cấp cho bé rất tốt. Nhưng sau 3 tháng thì rất nhiều bé thiếu vitamin D, không ngủ được, có những bé thiếu sắt (trong những hạn chế của sữa mẹ là thiếu sắt).
Vì vậy, nếu bé bú mẹ hoàn toàn vẫn phải bổ sung sắt, khi thiếu sắt thì bé không thể phát triển được, không cung cấp cho mọi cơ quan.. Điều này cho thấy sự khác biệt của việc nuôi dưỡng từ 3 tháng.
Sai lầm thứ 3, cách chế biến sai. Thông thường, PGS Mai cho biết trẻ đến 6 tháng sự khác biệt được thể hiện rõ, từ thức ăn lỏng sang thức ăn đặc hoàn toàn để cung cấp dinh dưỡng cho bé. Nếu mẹ không hiểu nhu cầu của bé thì có sự khác biệt giữa các bé giữa mẹ có kiến thức nuôi con và mẹ không có kiến thức. Theo thống kê khi bé ăn hoàn toàn bằng sữa lỏng có đến 40% năng lượng từ chất béo vì trong sữa có hơn nửa là chất béo. Trong khi chuyển sang ăn đặc thì cha mẹ chỉ quan tâm đến tinh bột, rau, chất đạm mà ít quan tâm cho chất béo vào. Vì vậy không đủ chất béo, dẫn đến không đủ năng lượng ở mỗi bát bột, bát cháo… từ đó không đủ năng lượng để giúp bé phát triển… và dẫn đến thiếu vi chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng.
Sai lầm thứ tư, cha mẹ thường mong muốn bát bột phải đầy, nhưng ít nghĩ đến cho bé ăn nhiều bữa. và thường không chia nhỏ nhiều bữa ăn mà thường ép cho bé ăn nhiều, có mẹ ngay từ khi tập cho bé ăn thêm đã ép bé ăn ngay 2 bữa như thế là quá nhiều vì ở giai đoạn từ 6-7 tháng chỉ cần cho bé ăn 1 bữa bột thôi.
Và từ 7- 8 tháng tuổi mới cần 2 bữa bột. Trẻ từ 9 tháng trở lên mới cần ăn 3 bữa bột trong một ngày. Và tất cả các sự chuyển tiếp đó phải từ từ, phù hợp với nhu cầu của trẻ… thì mới giúp bé hấp thu tốt và đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
Sai lầm thứ năm, mẹ ép con ăn. PGS Mai cho biết hầu hết cha mẹ đều thích ép con ăn nhiều, Cha mẹ chưa đánh giá nhu cầu của em bé, nên bố mẹ ép bé ăn. Khi đó phản ứng đầu tiên của bé là chống đối ăn trước khi ăn. Và lâu dần dẫn đến chán ăn, mỗi khi chuẩn bị đến bữa ăn, nghe tiếng bát, thìa là bé đã có phản ứng, ức chế… khi đó bữa ăn không phải là niềm vui mà là cực hình. Khi đó thức ăn ở ống tiêu hóa, tiết dịch ở ống tiêu hóa không thể tốt được vì thế ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn, hấp thu thức ăn và ảnh hưởng tới việc hấp thu dinh dưỡng cho bé.