Các giáo viên cho biết, hầu hết trẻ nhỏ không khóc mỗi khi đến trường thường được dạy dỗ bởi 4 kiểu gia đình dưới đây. Cha mẹ nào có con sắp đi mẫu giáo nên học hỏi ngay!
“Công cuộc” tìm trường mẫu giáo cho con khiến các bậc cha mẹ không khỏi đau đầu. Trường mẫu giáo là môi trường giáo dục đầu tiên mà các con sẽ tiếp xúc sau khi rời khỏi vòng tay của cha mẹ vì vậy, phụ huynh nào cũng muốn tìm được một môi trường thật tốt và thích họp với trẻ để con có thể thoải mái học tập và vui chơi.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ đôi khi lại quên rằng bên cạnh tầm quan trọng của môi trường học tập, việc chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đến trường cũng là một trong những bước quan trọng không kém.
Đó là lý do tại sao dù cha mẹ có cất công tìm trường bao nhiêu, mỗi sáng đi học của các con cũng chỉ toàn nước mắt. Nhìn các con “bù lu bù loa” không muốn rời tay mẹ khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi xót xa. Tuy nhiên, vẫn có một số trẻ, thậm chí cả các bé gái, đã không hề khóc mà ngược lại còn tỏ ra vô cùng bình tĩnh và thích thú với môi trường mới.
Nhìn các con “bù lu bù loa” không muốn rời tay mẹ khiến nhiều bậc phụ huynh không khỏi xót xa. Ảnh minh họa
Vậy nguyên nhân của sự khác biệt này là do đâu? Các giáo viên mẫu giáo dày dặn kinh nghiệm tiết lộ: chính là cách dạy con của các bậc cha mẹ.
Các giáo viên cho biết, hầu hết các bé không khóc trong ngày đầu đến trường thường được dạy dỗ bởi 4 kiểu gia đình dưới đây. Cha mẹ nào có con sắp đi mẫu giáo nên học hỏi ngay!
Gia đình thường cho con khám phá thế giới
Nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc vào những ngày đầu đến lớp thường xuất phát từ tâm lý sợ người lạ, các bé chỉ muốn ở bên cha mẹ.
Với những gia đình thường đưa con cái đi đó đi đây, tiếp xúc với nhiều người lạ, trẻ sẽ có thể dễ dàng và nhanh chóng thích nghi với những môi trường mới hơn. Cách trẻ cư xử với người lạ cũng rất dạn dĩ, tự tin và chủ động vì những điều này vốn đã được cha mẹ các bé rèn luyện từ nhỏ.
Nguyên nhân vì sao trẻ hay khóc vào những ngày đầu đến lớp thường xuất phát từ tâm lý sợ người lạ. Ảnh minh họa
Vì vậy, cha mẹ không nên thường xuyên giữ trẻ ở nhà khi có thời gian mà nên đưa con ra ngoài chơi nhiều hơn, để trẻ tiếp xúc nhiều hơn với nhiều người. Điều này sẽ giúp trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập với những môi trường mới, đặc biệt là những môi nơi có nhiều người như trường mẫu giáo của con.
Cha mẹ chú ý phát triển ý thức tự lập của con
Các giáo viên cho biết, nhiều trẻ không thích nghi được với môi trường nhà trẻ vì trẻ không có tính tự lập.
Cuộc sống tập thể của trẻ em ở nhà và trường mẫu giáo rất khác nhau. Có rất nhiều việc ở trường mẫu giáo mà các bé phải tự mình thực hiện một cách độc lập. Tự ăn, tự uống, tự đi vệ sinh, tự ngủ, … quả thực là những thử thách không hề nhỏ đối với những đứa trẻ chưa có khả năng tự chăm sóc bản thân.
Cha mẹ nên sớm tập cho con tính tự lập.
Tuy nhiên, điều này lại vô cùng dễ dàng với những bé được rèn luyện tính tự lập từ nhỏ. Những trẻ có tính tự lập cao thường không có chút lo lắng nào về việc vào mẫu giáo và thường không khóc vào ngày đầu tiên đến trường, vì các bé đã sớm không quá dựa dẫm vào cha mẹ.
Vì vậy, để con có thể dễ dàng rời khỏi cha mẹ để đến trường mẫu giáo, cha mẹ nên sớm tập cho con tự làm những việc cá nhân của mình trước khi đến trường mẫu giáo.
Cha mẹ dạy con biết cởi mở và chia sẻ
Việc trẻ quấy khóc trong ngày đầu đến trường cũng có thể đến từ việc trẻ không thể hòa đồng với các bạn.
Nếu thường ngày cha mẹ hay chiều chuộng và làm theo ý trẻ mỗi khi các bé quấy khóc. Nếu thói quen này hình thành sẽ rất khó cho các bé hòa nhập với môi trường mẫu giáo. Bởi vì nhiều hoạt động ở trường mẫu giáo đòi hỏi sự hợp tác của trẻ, đồ chơi hay đồ ăn nhẹ của trường mẫu giáo cũng cần được chia sẻ với các bạn. Đồng thời, nếu trẻ dễ cáu gắt cũng sẽ rất khó để các con hòa hợp với các bạn.
Khi đến trường mẫu giáo, các bé phải chia sẻ đồ chơi cùng các bạ, điều này khiến nhiều trẻ không thích. Ảnh minh họa
Vì vậy, việc trau dồi tính cách cởi mở và rộng lượng cho trẻ cũng là điều vô cùng quan trọng mà cha mẹ phải làm khi con bước vào độ tuổi đến trường.
Cha mẹ chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đến trường
Trước khi đến trường, trẻ nhỏ cần được cha mẹ chuẩn bị tâm lý kỹ càng để các con có thể làm quen với môi trường mới. Ví dụ, trước khi con đi học mẫu giáo, một số cha mẹ thường dẫn con đi dạo quanh trường mẫu giáo mà con sắp học và kể cho con nghe về những hoạt động vui chơi ở trường mẫu giáo.
Khi trò chuyện với trẻ, nếu cha mẹ thường xuyên kể về những mặt tích cực, vui vẻ ở trường mẫu giáo và đưa ra những gợi ý tâm lý tích cực cho trẻ, các bé sẽ có thêm những động lực cũng như khao khát để đến nhà trẻ để vui chơi.
Cha mẹ dùng trường học hay giáo viên để dọa con sẽ để lại những ám ảnh trong tâm lý trẻ. Ảnh minh họa
Ngược lại, nếu cha mẹ dùng nhà trẻ và cô giáo để dọa nạt trẻ như “Nếu con không ngoan, cha mẹ sẽ cho con đi nhà trẻ đấy!” hay “Nếu con không nghe lời, cô giáo sẽ đánh con đấy!”,…, trẻ sẽ dần hình thành tâm lý sợ trường mẫu giáo. Thậm chí, điều này còn có thể đại lại những ám ảnh, những tổn thương trong tâm lý của các con.
Tóm lại, thông thường, các “triệu chứng” không muốn đi học của trẻ chỉ diễn ra trong những tuần đầu tiên đến trường. Cha mẹ không phải lo lắng quá nhiều. Chờ trẻ thích nghi với xã hội mới môi trường mới sẽ tốt hơn trong một thời gian.
Thông thường, trẻ chỉ quấy khóc trong 2-3 tuần đầu đến trường. Ảnh minh họa
Thời gian đầu, có thể trẻ sẽ quấy khóc và không muốn đi học nhưng hãy cho trẻ thời gian, con sẽ sớm thích nghi với môi trường mới. Tuy nhiên, nếu ở tuần thứ 3 mà trẻ vẫn chưa hết quấy khóc, cha mẹ nên nghiêm túc xem xét tình hình. Có thể trường học mà cha mẹ chọn thật sự không hợp với con hoặc cũng có thể trẻ đang gặp phải một vấn đề tâm lý. Cha mẹ nên ngay lập tức đưa con đến gặp bác sĩ tâm lý để kịp thời tìm ra nguyên nhân.