Cô giáo ngay lập tức từ chối và nghiêm mặt khi nghe yêu cầu của chị Lưu.
Nhiều ông bà lớn tuổi quan niệm rằng đeo trang sức bằng vàng bạc cho trẻ sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cũng như mang đến nhiều may mắn cho trẻ khi lớn lên. Vì vậy mà từ khi mới sinh, nhiều gia đình đã mua cho các bé những chiếc lắc tay hay những sợi dây chuyền vàng để đeo lên người và xem nó như là một vật “vía”, không nên tháo ra khỏi cơ thể trẻ cho đến khi các bé lớn lên.
Chình vì vậy mà khi các bé bắt đầu đi học, dù trường mẫu giáo đã khuyến cáo cha mẹ không nên cho con mang đồ trang sức đắt liền khi đến lớp, nhiều bậc phụ huynh vẫn khăng khăng cho con mình mang những món đồ “vía”. Bà mẹ trong câu chuyện dưới đây cũng có quan niệm như thế. Tuy nhiên, cuối cùng, bà mẹ này lại nhận về “cái kết đắng”.
Cụ thể, bà mẹ họ Lưu vừa chia sẻ lại câu chuyện của mình rằng con gái của chị tên là Mai Mai vừa mới bắt đầu học mẫu giáo. Như nhiều đứa bé khác, từ khi còn nhỏ, con gái chị luôn mang trên người sợi dây chuyền vàng. Đây là món quà mà bà đã tặng khi bé Mai được 1 tuổi với hy vọng con lớn lên thật khỏe mạnh và may mắn.
Vì con gái đã mang sợi dây chuyền quý giá này trên người từ nhỏ nên mẹ Lưu vẫn cho con mang khi đến trường học tập.
Khi bé Mai bắt đầu học mẫu giáo, mặc dù giáo viên đã khuyến cáo chị Lưu không nên cho con gái mang trang sức đắt tiền đến lớp, nhưng vì là vật “vía” nên chị Lưu cũng không muốn cởi ra cho con. Bên cạnh đó, chị nghĩ ngày nào con gái mình cũng đeo nó, mọi chuyện vẫn bình thường, chắc cũng chẳng có vấn đề gì xảy ra đâu.
Tuy nhiên, không lâu sau, vấn đề đã thật sự xảy ra. Một ngày nọ, khi bé Mai đi học về, chị Lưu phát hiện sợi dây chuyền vàng quen thuộc của con gái đã không còn trên cổ. Chị Lưu hỏi con gái nhưng bé Mai không hề nhớ đã để nó ở đâu hay đã làm mất nó từ khi nào. Nghĩ rằng khả năng cao bé Mai đã làm mất ở lớp nên ngay sáng hôm sau, chị Lưu đã đến trường gặp cô giáo để nhờ cô tìm giúp.
Sau khi nghe chị Lưu báo cáo vấn đề, vị giáo viên cho biết sẽ liên hệ các phụ huynh khác trong lớp xem có ai nhặt được sợi dây chuyền không và hứa sau này sẽ để mắt đến các bé hơn. Tuy nhiên, mẹ Lưu vẫn chưa hài lòng với cách giải quyết này của cô giáo. Chị ngỏ ý muốn cô giáo soát tư trang của các bé trong lớp.
Chị Lưu ngỏ ý muốn soát tư trang các bé trong lớp.
Cô giáo ngay lập tức từ chối và nghiêm mặt nói: “Chị không thể tự tiện khám xét tư trang của các bé được. Ngay từ đầu, việc chị cho con gái mang trang sức đắt tiền đến lớp đã vi phạm nội quy của trường. Vì vậy, trong chuyện này nhà trường hoàn toàn không chịu trách nhiệm”. Hiện tại sợi dây chuyền của bé Mai vẫn chưa tìm thấy nhưng chị Lưu đã đem câu chuyện của mình lên mạng xã hội để hỏi ý kiến các bậc phụ huynh khác.
Sau khi nghe câu chuyện của bà mẹ họ Lưu chắc hẳn nhiều người sẽ chỉ trích nhà trường tại sao lại quá cứng nhắc. Tuy nhiên, việc cấm các bé mầm non đeo các loại trang sức đắt tiền đến lớp đều có lý do của nó.
Trẻ em dễ làm mất
Trẻ nhỏ vốn chưa có ý thức về tiền bạc và chưa biết giữ gìn vật dụng cá nhân của mình. Vì vậy, khi chơi đùa trẻ sẽ rất dễ làm rơi hay lạc mất các loại trang sức của mình, hay thậm chí, các bé có thể đưa cho các bạn của mình.
Nếu con muốn đeo, các bậc phụ huynh chỉ nên cho con đeo những đồ trang sức bằng nhựa rẻ tiền, tránh đeo trang sức bằng vàng hoặc các kim loại đắt tiền khác.
Cha mẹ không nên cho con đeo trang sức đắt tiền khi đến lớp. (Ảnh minh họa)
Dễ gây tổn thương cho trẻ khi chơi đùa
Trẻ nhỏ vốn cũng rất hiếu động và ham chơi nên khi chơi đùa, các bé sẽ rất dễ bị trầy xước nếu không cẩn thận để các trang sức này va quẹt vào các bộ trên cơ thể như mặt hay tay chân,... Vì vậy, để đảm bảo sự an toàn cho con, cha mẹ không nên cho con mình mang trang sức khi đến trường.
Dễ gây ra sự so sánh không tốt giữa các bé
Cha mẹ đừng nghĩ con còn nhỏ, chưa có ý thức so sánh. Thực tế, ở giai đoạn mẫu giáo, trẻ đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân. Nếu cha mẹ thường xuyên cho con mang các loại trang sức đắt tiền, dễ sinh ra thói hợm hĩnh, kênh kiệu, và sinh ra thói phù phiếm ở trẻ.
Dễ “bị dòm ngó” bởi kẻ xấu
Trẻ nhỏ đeo đồ trang sức đắt tiền sẽ dễ trở thành mục tiêu của những kẻ xấu. Chúng có thể dụ dỗ, đưa trẻ tới những chỗ vắng để cướp đồ, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng của con.