Người bố gọi con dậy để đi học như mọi khi nhưng cơ thể đứa trẻ đã lạnh từ lúc nào.
Phạt con bằng đòn roi là hình thức phạt mà nhiều chuyên gia trẻ em phản đối bởi đây là hình thức ngược đãi, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên cũng có nhiều bố mẹ cho rằng đánh vào mông của con ít gây nguy hại đến sức khỏe nên lúc nóng giận lên có thể "thẳng tay". Và đó là quan niệm sai lầm đã từng tước đi mạng sống của một bé trai ở Trung Quốc đã nhiều năm nhưng vẫn khiến ai nấy xót xa khi nhắc lại và coi như một bài học lớn.
Theo chia sẻ, khi biết con trai không nghe lời ở trường mẫu giáo, thậm chí nguy cơ bị nhà trường đuổi học, anh Giang - một ông bố đơn thân ở Từ Châu (Trung Quốc) đã vô cùng bực mình dùng gậy gỗ đánh vào mông con. Anh đánh con rất mạnh khiến đứa trẻ kháng cự và bỏ chạy.
Thế nhưng anh Giang lại càng tức giận hơn nữa, tiếp tục túm lấy đứa trẻ và đánh vào mông suốt 20 phút. Và đó có lẽ sẽ là điều khiến anh Giang ân hận suốt cuộc đời bởi vào buổi sáng ngày hôm sau khi gọi con trai dậy đi học, anh Giang phát hiện bé đã qua đời lúc nào không hay, cơ thể con đã lạnh cóng.
Nhiều người nghĩ rằng mông nhiều thịt khi bị đánh chỉ có thể đau ở phần mông mà không ảnh hưởng đến các bộ phận nào trên cơ thể khác. Bên cạnh đó các vết hằn ở mông sẽ bị che đậy đi bởi quần nên có thể dễ dàng giấu giếm đi. Tuy nhiên có lẽ các bậc phụ huynh đã sai.
Thứ nhất, trong những năm gần đây, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng đánh đòn không giúp trẻ học tốt mà ngược lại, nó sẽ khiến chỉ số IQ của trẻ thấp hơn và hành vi của bé trở nên nổi loạn hơn, thậm chí có thể làm tăng tỷ lệ tội phạm ở trường đại học và khiến chúng trở nên thu mình, khép kín.
Đánh đòn làm tổn thương "não"?
Nói chung, đánh đòn không có vấn đề gì lớn, nhưng mấu chốt là có lúc cha mẹ tức giận, khi đánh con có thể dùng sức quá mạnh, thậm chí có người còn cầm vật cứng như gỗ để đánh vào mông trẻ. Điều này dễ gây tác động đột ngột vào mông bé - truyền qua cột sống đến khớp có thể gây biến dạng toàn bộ hộp sọ - gây tổn thương thân não.
Như đã nói ở trên, đôi khi cha mẹ nóng giận quá, vùng da mông dễ xảy ra hiện tượng xung huyết dưới da, dẫn đến cơ mông bị tụ máu cục bộ, máu lưu thông kém thậm chí hoại tử dưới da.
Theo báo cáo của "Tạp chí Thế giới" Hoa Kỳ, các chuyên gia đã tiến hành một nghiên cứu theo dõi trong 4 năm đối với 1.510 trẻ em từ 2 đến 9 tuổi. Trong số 806 trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, chỉ số IQ trung bình của những đứa trẻ không bị trừng phạt về thể chất cao hơn những đứa trẻ khác thường bị phạt, thường bị đánh cao hơn 5 điểm, trong khi một nhóm khác gồm 704 trẻ từ 5 đến 9 tuổi chênh lệch 28 điểm.
Mặc dù chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh trẻ không bị đánh đều sẽ có chỉ số IQ cao hơn trẻ bị đánh, nhưng điều đó dễ gây tác động tiêu cực đến tâm lý của trẻ.
Sử dụng các phương pháp bạo lực như đánh đòn để giáo dục trẻ hướng ngoại dễ khiến trẻ nổi loạn, thậm chí khiến trẻ bắt chước và sử dụng các phương pháp bạo lực để giải quyết vấn đề. Phương pháp giáo dục bạo lực đối với những đứa trẻ nhút nhát sẽ khiến chúng kém tự tin và đầy thất vọng, không có lợi cho việc hình thành nhân cách tốt cho trẻ.
Theo Thạc sĩ Lã Linh Nga - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng khoa học Tâm Lý - Giáo dục, thật ra ngày nay có rất nhiều phương pháp dạy con. Có một quyển sách rất hay cho phụ huynh tên là “Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương”. Đó là cách mà cha mẹ làm thế nào để có sự cứng rắn, nghiêm khắc đối với con nhưng phải làm cho con cảm nhận được tình yêu thương, sự quan tâm của mình.
Sự “tàn nhẫn” ở đây không phải việc mà chúng ta hành hạ hay đánh đập đứa trẻ. Nó liên quan rất nhiều đến việc chúng ta phải thiết lập các quy tắc. Những quy tắc về việc nếu như con không ngoan thì con sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào, con sẽ bị phạt ra sao. Nếu con làm tốt thì sẽ được khen thưởng như thế nào. Đấy cũng là cách mà người ta vẫn khuyến khích.
Khi phụ huynh có được thái độ bình tĩnh, kiên quyết và nói năng dứt khoát, rõ ràng. Khi không có những lời chỉ trích, đánh đập con mà luôn dạy con tuân theo những cam kết hoặc quy định được đặt ra, nếu con vi phạm sẽ bị xử lý. Tôi nghĩ điều đó bao giờ cũng có hiệu quả, vừa làm cho đứa trẻ có những thay đổi về hành vi, vừa làm cho lòng tự trọng, tự tôn.
Thật ra nhìn chung ngày nay người ta vẫn tranh cãi rất nhiều về việc đánh hay không đánh. Thế rồi nhiều người đưa ra quan điểm là tùy vào đứa trẻ thì sẽ áp dụng phương pháp nào. Những quan điểm vẫn còn sự khác biệt nhưng mà đó đa số thiên về kinh nghiệm dạy con. Còn về mặt khoa học, qua các bằng chứng nghiên cứu đều thấy rõ ràng là việc đánh con sẽ còn những tổn hại lâu dài.
Trẻ em bây giờ rất nhạy cảm và phần nào đó rất giống trẻ phương Tây. Tức là nó ý thức được nhiều hơn về việc đúng sai như thế nào, nó cũng nhận diện được việc đọc, nghe từ bạn bè. Và nó cũng biết được việc nó phải được bảo vệ như thế nào và quyền lợi của nó ra sao. Vì vậy cứ duy trì việc đánh đập thì đứa trẻ sẽ không chấp nhận và có xu hướng phản kháng lại.