Trước khi trẻ đi học mẫu giáo, trẻ nên được tiếp xúc, chơi cùng các bạn cùng độ tuổi để cải thiện và nâng cao khả năng giao tiếp xã hội. Sau này, khi đi học, trẻ sẽ hạnh phúc hơn, vui vẻ và hòa đồng với các bạn hơn.
Khi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo chính là thời điểm con rời xa vòng tay của cha mẹ. Lúc này, bố mẹ sẽ khó mà kiểm soát được những hành động, thói quen của con ở trường. Những điều bố mẹ có thể làm là trò chuyện với giáo viên để biết con mình như thế nào, có thích nghi được hay không.
Theo các chuyên gia, sẽ tốt hơn rất nhiều nếu như trước khi cho con đi học, bố mẹ tự rèn cho con những thói quen tốt, khắc phục những tính xấu, nhờ thế, bé sẽ nhanh chóng quen được với môi trường đi học và có điều kiện tốt hơn để phát triển khi đến lớp.
Dưới đây là những điều bố mẹ nên chuẩn bị cho con trước khi con đi mẫu giáo:
1. Rèn cho trẻ thói quen tự ngủ
Tại sao chúng ta nên nuôi dưỡng thói quen ngủ độc lập ở trẻ?
Bởi vì khi đi học, trẻ sẽ ngủ trưa ở trường mẫu giáo. Nếu bé vẫn cần phải có bố mẹ hay người thân nằm cùng mới ngủ được thì việc ngủ trưa ở trường sẽ gặp khó khăn. Đứa trẻ sẽ trằn trọc, ngủ không được và buổi chiều khi các bạn tràn đầy năng lượng để học tập, vui chơi thì trẻ sẽ bị buồn ngủ. Cô giáo không thể nào nằm cũng tất cả các bạn, vì thế nếu trẻ không thể tự ngủ, không có nhịp sinh hoạt ngủ vào buổi trưa thì trẻ sẽ mất giấc ngủ.
Nếu bé vẫn cần phải có bố mẹ hay người thân nằm cùng mới ngủ được thì việc ngủ trưa ở trường sẽ gặp khó khăn. (Ảnh minh họa)
2. Dạy con cách bảo vệ sự riêng tư, cá nhân
Bố mẹ cần nói với con rằng cơ thể con không được để ai tự ý chạm vào, nhất là những vùng nhạy cảm. Để làm điều đó, khi ở nhà, ngay cả bố mẹ muốn thay quần áo cho con cũng nên nói lời xin phép để con biết mình được quyền đồng ý khi người khác làm thế. Hãy nói với con, nếu có ai đó muốn lột quần áo của con ra một cách thô bạo, con hãy hét lên nhờ người khác xung quanh giúp đỡ hoặc có thể chạy đi thật nhanh.
Những điều này nghe có vẻ không phổ biến ở trường mầm non nhưng vẫn có thực tế là đôi khi ở trường cũng có một số trẻ bị quấy rối tình dục. Vì thế trẻ cần phải được dạy cách tự bảo vệ mình.
3. Rèn tính cách cho con, ôn hòa, không nổi nóng
Nếu ở nhà, con bạn là một đứa trẻ dễ mất bình tĩnh, chỉ một chút không hài lòng đã nổi cáu thì khi đi học, tính cách này sẽ không có lợi cho bé. Bé sẽ gặp khó khăn trong việc thiết lập các mối quan hệ bạn bè, thậm chí những bạn khác sẽ tránh xa bé, không muốn chơi.
Do đó, hãy dạy trẻ thể hiện cảm xúc một cách chính xác. Đồng thời, cha mẹ cũng nên hướng dẫn con cách xử lý tình huống khi có ai đó làm những việc xâm phạm lợi ích cá nhân của con. Ví dụ, nếu có bạn tranh giành đồ chơi, đồ ăn của con, nếu không thể yêu cầu bạn trả lại cho mình, con không được tự ý đánh bạn mà hãy trao đổi với cô giáo để nhờ can thiệp và giải quyết.
Nếu ở nhà, con bạn là một đứa trẻ dễ mất bình tĩnh, chỉ một chút không hài lòng đã nổi cáu thì khi đi học, tính cách này sẽ không có lợi cho bé (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, ở nhà, bố mẹ cũng không nên nuông chiều con thái quá, vội vã đáp ứng, thỏa hiệp những mong muốn của con ngay tức khắc chỉ để ngăn con không gào khóc. Chính sự chiều chuộng này sẽ khiến con trở nên ngang bướng, vô lý, đòi gì được nấy.
4. Nuôi dưỡng thói quen học tập của trẻ
Khi trẻ hai hoặc ba tuổi, để nuôi dưỡng thói quen đọc sách của trẻ, cha mẹ nên làm gương, thường cùng trẻ đọc sách và theo thời gian trẻ sẽ thích hoạt động này. Trong quá trình này, chúng ta phải truyền cảm hứng cho trẻ suy nghĩ và phát triển việc đọc của trẻ. Bố mẹ nên quan tâm, để trẻ phát triển thói quen học tập tốt.
Tại sao trẻ nên phát triển thói quen học đọc trước khi đi mẫu giáo?
Lý do 1: Giáo viên mẫu giáo không thể chăm sóc tất cả các học sinh cùng một lúc và cần dựa vào ý thức của trẻ. Do đó, nếu ý thức của trẻ không đủ tốt, trẻ sẽ dễ bị phân tâm, thiếu tập trung, ảnh hưởng tới việc học.
Lý do thứ 2: Khi không có hứng thú học tập, dù là người lớn hay trẻ nhỏ đi chăng nữa cũng đều dễ bị phân tâm, thậm chí cảm thấy đi học như một sự tra tấn.
Lý do thứ 3: Trẻ có sở thích đọc sách sẽ tự điều chỉnh được cuộc sống của mình. Sau này trẻ sẽ tự học tập một cách độc lập, không cần phải chịu sự giám sát hay kiểm tra của giáo viên hoặc phụ huynh mà vẫn đạt kết quả tốt, hiệu quả cao hơn nhiều.
Phát triển kỹ năng xã hội của trẻ em và cải thiện EQ của trẻ em
Trước khi trẻ đi học mẫu giáo, trẻ nên được tiếp xúc, chơi cùng các bạn cùng độ tuổi để cải thiện và nâng cao khả năng giao tiếp xã hội. Sau này, khi đi học, trẻ sẽ hạnh phúc hơn, vui vẻ và hòa đồng với các bạn hơn.
Khi kết bạn, bạn cũng phải học cách chia sẻ, cho dù đó là chia sẻ những điều vui vẻ, thú vị hay dũng cảm chia sẻ đồ chơi, đồ ăn với các bạn khác. Bố mẹ cũng cần phải hướng dẫn con cách ứng xử trong những tình huống bị bạn bắt nạt. Có thể đối phó bằng thái độ kiên quyết, yêu cầu bạn dừng lại… Nếu như đối phương quá cứng đầu, con có thể nhờ sự hỗ trợ của cô giáo để can thiệp.
Nói tóm lại, trong quá trình nuôi dưỡng trẻ em, bố mẹ cần xem xét các hành vi, thói quen của con ở thời điểm hiện tại và nghĩ tới góc độ lâu dài nó có ảnh hưởng và hình thành nên nhân cách của trẻ trong tương lai hay không để kịp thời điều chỉnh. Nếu đó là những điều tốt, tích cực, bố mẹ nên dành lời khen ngợi, khuyến khích để trẻ phát huy hơn nữa. Nếu nó gây ảnh hưởng tiêu cực, bất lợi thì cần phải sửa chữa, thay đổi thói quen xấu đó của trẻ.