Cho con ngủ ở tư thế nằm sấp để rèn con tự ngủ, đến lúc mẹ sờ đến, con trai đã lạnh, không thể cữu chữa.
Sau khi đứa bé chào đời, ngoài việc cho ăn, tắm, ngủ thì việc chăm sóc sức khỏe, bệnh tật cho trẻ cũng là lưu tâm hàng đầu của chị em phụ nữ. Bởi trẻ con chỉ biết biểu đạt sự không thoải mái của mình bằng tiếng khóc, nếu chúng không khóc, cha mẹ mặc định cho rằng con đang an toàn, giữ yên lặng để con ngủ. Nhưng thực tế không phải như vậy...
Sau sinh là khoảng thời gian vất vả nhất của người phụ nữ
Tiểu Ly, 29 tuổi ở Trịnh Châu, Trung Quốc đã mất con trai sơ sinh chỉ sau 1 tháng ngày chào đời vì sự cố vô cùng hy hữu. Đến khi ôm đứa con lạnh ngắt trên tay, người mẹ này vẫn không hiểu lý do vì sao con mình vừa chào đời đã vội ra đi.
Theo Sina, Tiểu Ly có quá trình thai nghén vất vả, ngay cả khi đã sinh con cô cũng không có ai giúp đỡ chăm sóc con cái. Vết khâu tầng sinh môn chưa lành, cô đã phải ôm ẵm, cho con ăn và tắm giặt tự vệ sinh một mình. Cộng thêm việc con trai của Tiểu Ly hay khóc đêm nên người mẹ này không được ngủ đủ giấc, nên cô rất mệt mỏi, áp lực với cuộc sống bỉm sữa.
Chăm sóc con sau sinh, làm việc nhà, stress chuyện nuôi con khiến nhiều phụ nữ trầm cảm. Ảnh minh họa
Học hỏi tìm tòi trên mạng, Tiểu Ly tìm đến phương pháp nuôi con easy - rèn con tự chơi tự ngủ, trong đó cô áp dụng triệt để cách thay đổi tư thế nằm ngủ để con trai của mình có một nết ngủ ngoan ngoãn hơn. Cô để con trai nằm sấp, nguyên tư thế cả đêm, không dám cựa quậy để giữ yên tĩnh cho con trai ngủ.
Lần đầu tiên thấy con không khóc đêm, Tiểu Ly thoải mái ngủ trọn vẹn một đêm ngon giấc, đến sáng, sau khi đi vệ sinh cá nhân, cô vẫn thấy con trai ở nguyên tư thế, linh tính chẳng lành, khi sờ đến con... em bé đã không còn thở.
Tiểu Ly đưa con đến viện nhưng đã muộn
Tiểu Ly ôm con gào khóc, gọi chồng đưa đến bệnh viện nhưng bác sĩ thông báo bệnh nhi đã tử vong ngoại viện. Đã có nhiều trường hợp đau lòng tương tự, các sản phụ mất con sơ sinh vì sự thiếu hiểu biết khi chăm sóc trẻ. Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh còn non nớt nên việc quan sát, chú ý trẻ ngay cả trong giấc ngủ là vô cùng quan trọng.
1. Cho trẻ ngủ đúng tư thế
Thông thường khi trẻ sơ sinh ngủ, các y tá khuyên nên để trẻ nằm nghiêng, vì khi nằm nghiêng nếu có xảy ra nôn trớ, sẽ không bị sặc sữa bít đường thở. Cha mẹ cũng nên quan sát con liên tục, không để trẻ rời khỏi tầm mắt của mình quá lâu.
Nếu trong khi ngủ, trẻ lật trở mình, phải kiểm tra xem tư thế đó có an toàn với trẻ hay không. Nếu trẻ nằm ngửa ngủ thì cũng cần để ý đến nhịp thở nhịp nhàng của con, tránh đắp chăn kín cổ và tay, trẻ cử động có thể khiến chăn trùm vào mặt. Tuyệt đối không để trẻ nằm sấp khi ngủ, dễ bị ngạt khi ngủ...
Không nên đắp chăn quá dày cho trẻ khi ngủ. Ảnh minh họa
2. Không nên cho trẻ sơ sinh nằm ngủ chung với bố mẹ
Nhiều mẹ bỉm sữa cho con sơ sinh ngủ cạnh bố mẹ để tiện chăm sóc nhưng thật ra điều này khá nguy hiểm. Người bố hoặc mẹ có thể vô tình đè lên con mà không biết vì mệt, ngủ say.. khiến con bị ngạt thở. Tốt nhất là nên đặt con vào nôi, vừa an toàn cho con, bố mẹ cũng có khoảng không gian riêng nghỉ ngơi.
3. Sai lầm khi để trẻ ngủ trên chăn màn quá mềm
Hầu hết mọi người đều cho rằng để bé ngủ trên chăn chiếu mềm sẽ dễ chịu hơn nhưng điều này cũng rất nguy hiểm. Bởi vì những đồ vật mềm quá có thể dễ dàng nhấn chìm trẻ, che kín mặt, khiến trẻ dễ bị ngạt thở.
Không nên đặt đồ chơi gần nơi trẻ nằm ngủ, khi trẻ trở mình và cử động tay chân, đồ chơi nhồi bông chắn tầm mũi của trẻ, đồ chơi cứng có thể làm đau trẻ.
Cha mẹ hãy tạo cho con một giấc ngủ vừa ngon lành vừa an toàn. Ảnh minh họa
4. Không nên đắp chăn quá dày cho trẻ khi ngủ
Các bậc cha mẹ đều sợ con bị cảm lạnh khi ngủ nên thường mặc quần áo dày cho con, sau đó còn cẩn thận đắp chăn dày, tuy nhiên trẻ con cả hơi, mặc quá nóng sẽ khiến tim trẻ đập nhanh, toát mồ hôi lưng và đầu, nếu không được lau kịp bằng khăn xô có thể gây viêm phổi, cảm lạnh ở trẻ nhỏ. Tốt nhất, cha mẹ chỉ nên mặc 1 bộ đồ dài tay mỏng, giữ ấm lòng bàn chân, cổ và bụng của trẻ khi ngủ là được.
Ngoài ra, sau khi cho ăn no xong, cha mẹ không nên đặt trẻ nằm luôn mà vỗ ợ hơi bằng cách bế vác trẻ lên vai, ngả đầu con vào vai hay ngực của người lớn, khum bàn tay rồi vỗ ợ hơi nhẹ từ trên xuống dưới. Khi đó, tránh trào ngược sữa, trẻ không bị nôn trớ trong khi ngủ.