Nhìn thấy cảnh tượng ấy, chị Gao đã hiểu ra lý do vì sao thường ngày chị bón cơm cho con, đứa trẻ đều lắc đầu nguầy nguậy còn bà nội lại cho ăn rất dễ.
Khi trẻ bước vào lứa tuổi ăn dặm, răng mọc chưa đủ hàm nên cần dung nạp những thức ăn mềm, lỏng. Tuy nhiên quan niệm này được nhiều người suy nghĩ theo những hướng khác nhau mà không biết rằng chúng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Một bà mẹ trẻ tên Xiao Gao (Trung Quốc) có cậu con trai 1 tuổi. Vì bận rộn công việc nên vợ chồng chị Gao gửi con ở nhà cho mẹ chồng chăm sóc và đi làm từ sáng đến khuya mới về. Đứa trẻ ở nhà được bà chăm sóc rất chỉn chu, ăn uống đầy đủ và béo tròn mũm mĩm, đi đâu ai cũng khen ngợi. Chính vì thế vợ chồng chị Gao rất biết ơn mẹ chồng đã hỗ trợ chăm sóc cháu.
Tuy nhiên cho đến một ngày khi chị Gao phát hiện ra một sự thật khá đáng sợ, chị Gao đã phải đón con về nhà và đem gửi trường mẫu giáo thay vì tiếp tục để cho bà chăm sóc cháu. Cụ thể ngày hôm đó vì cơ thể mệt mỏi nên chị Gao xin công ty cho nghỉ làm sớm để về nhà. Khi về đến nhà, chị thấy nhà cửa rất im ắng không có tiếng hai bà cháu như mọi khi.
Ảnh minh họa
Lúc này cửa nhà đang mở hé lộ ra 1 khe rất nhỏ. Chị Gao liền lén nhìn qua khe hở xem sự tình thế nào thì phát hiện ra mẹ chồng đang bón cháo cho con trai chị Gao ăn. Chị Gao rất vui vì đứa trẻ ăn đã gần hết bát cháo nhưng chị chợt khựng lại vì hành động của mẹ chồng. Theo đó người bà mội một tay ôm cháu trai trong lòng, một tay vét thìa cháo trong bát rồi đưa lên miệng thổi, sau đó bà nội đút vào miệng của mình nhai 1 lúc rồi cho ra thìa. Cuối cùng mới đút cho cháu trai ăn.
Bát cháo ngon lành đã nấu rất nhuyễn nhưng bà nội lúc nào cũng cẩn thận nhai trước mới cho cháu ăn. Ảnh minh họa
Khi có chị Gao ở nhà, bà chăm theo ý chị Gao muốn. Ảnh minh họa
Nhưng sau lưng luôn làm theo ý mình. Ảnh minh họa
Cảnh tượng trước mắt khiến chị Gao có phần ghê sợ và vô cùng tức giận. Chị Gao biết mẹ chồng mình có thói quen nhai thức ăn rồi bón cho cháu ăn nên chị đã nhắc nhở rất nhiều. Thế nhưng khi chị Gao có ở nhà, mẹ chồng đều không làm như vậy nhưng thực chất sau lưng chị, bà vẫn chăm cháu theo thói quen của mình.
Chị Gao bực tức bước vào nhà và bày tỏ sự không hài lòng của mình. Tuy nhiên mẹ chồng cũng không hài lòng và nói: "Ý của con là gì, con không thích như thế vì cho rằng mẹ bẩn phải không? 3 đứa con của mẹ và 4 đứa cháu trước mẹ đều bón theo cách đó, chúng nó có sao đâu?".
Thấy mẹ chồng có chút tức giận, Xiao Gao phải vội vàng giải thích nhưng mẹ chồng cô càng lúc càng kích động. Cuối cùng chị Gao đành cho qua nhưng những ngày hôm sau, chị bàn bạc với chồng đón con về nhà để chăm sóc sau đó tìm một trường mẫu giáo tư thục để gửi con vào đó.
Nguy hại khôn lường khi nhai thức ăn và bón cho trẻ
Theo các chuyên gia, trong miệng người lớn thường có khoảng 500 loại vi khuẩn khác nhau, nhiều nhất lên tới hàng nghìn, hàng tỷ vi khuẩn. Nếu người lớn không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ thì số lượng vi khuẩn có thể vượt mức 1.000 tỷ. Việc người lớn nhai thức ăn trước khi bón cho trẻ có thể gây lây lan vi khuẩn từ cơ thể mình sang cơ thể bé.
Những vi khuẩn này ở người lớn có thể không gây hại nhưng với cơ thể con nhỏ, hệ tiêu hóa và sức đề kháng yếu có thể là mầm mống gây bệnh cho trẻ. Virus Herper là một trong những virus phổ biến nhất từng khiến một số trẻ sơ sinh trên thế giới phải thiệt mạng. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm có thể bị nấm hoặc hỏng hệ thống răng.
Ngoài ra, một số loại vi rút cảm lạnh như Helicobacter pylori… cũng có thể lây truyền sang trẻ do ăn chung thức ăn giữa người lớn và trẻ em, trong đó Helicobacter pylori có thể gây viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày tá tràng, thậm chí là ung thư dạ dày.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng chủng vi khuẩn Helicobacter pylori ở trẻ em thường rất giống với chủng của cha mẹ và khả năng lây nhiễm Helicobacter pylori khi trưởng thành sẽ thấp hơn rất nhiều, nghĩa là trẻ thường bị lây nhiễm từ cha mẹ khi chúng còn rất nhỏ.
Chính vì thế tuyệt đối không nên chăm sóc trẻ em theo phương pháp nhai rồi bón, rất nguy hại.