Trẻ mấy tháng biết nói chắc chắn là mối quan tâm của nhiều cha mẹ Việt hiện nay. Sự phát triển qua các cột mốc đầu đời của mỗi bé là khác nhau, việc nắm rõ các cột mốc cũng như việc trẻ mấy tuổi biết nói sẽ giúp cha mẹ nhận ra bé có bị chậm nói hoặc gặp p
Bé mấy tháng biết nói? Điều đầu tiên mà cha mẹ cần phải ghi nhớ là mỗi bé là một thực thể riêng, các đặc điểm thể trạng và những cột mốc phát triển là hoàn toàn riêng biệt tại những thời điểm khác nhau. Bé sẽ đạt được những cột mốc đó sau khi đã sẵn sàng.
Mỗi bé sẽ có sự phát triển khác nhau theo từng giai đoạn. (Ảnh minh họa)
Do vậy, không nên so sánh sự phát triển của con mình với "những đứa trẻ nhà hàng xóm". Việc phụ huynh cần làm là tìm hiểu những cột mốc quan trọng mà con mình đã đạt được để chắc chắn rằng, trẻ đang phát triển hoàn toàn bình thường.
Trẻ mấy tháng biết nói?
Hầu hết tất cả những đứa trẻ đều làm quen với âm thanh ngay từ khi mới ra đời, nhiều bé ngay từ trong bụng mẹ cũng đã làm quen với âm thanh. Đến khoảng tháng thứ 3-4, bé sẽ bắt đầu tập nói. Quá trình tập nói của trẻ sẽ diễn ra trong khoảng 3-4 năm đầu đời và luôn luôn thay đổi liên tục để chứng minh cho khả năng tiếp thu, học hỏi cực nhanh của trẻ.
Giai đoạn trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi
- Từ 0-3 tháng tuổi: Lúc này, bé thường sẽ nghe những âm thanh ru ngủ và dỗ dành của mẹ. Bé mới chỉ bắt đầu phát ra những âm thanh đầu đời, chủ yếu là những từ nguyên âm đơn.
- Từ 2- 3 tháng tuổi: Ngôn ngữ của trẻ phát ra chính là tiếng khóc. Tiếng khóc biểu hiện trong từng tình huống khác nhau. Khi mẹ đã làm quen, mẹ sẽ phân biệt được đâu là tiếng khóc khi bé mệt mỏi, đâu là tiếng khóc khi bé đói.
- Từ 3-4 tháng tuổi: Các bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh phức tạp hơn và bắt đầu bập bẹ những âm thanh đặc biệt như "bah-bah" hay "muh-muh".
- Từ 5-6 tháng tuổi: Bé bắt đầu luyện tập các ngữ điệu, tăng giảm âm lượng và cường độ để đáp lại lời nói, nét mặt của người trông.
Lưu ý: Nếu từ 6 tháng tuổi, bé không phát ra được âm thanh thì hãy đưa bé đi khám.
- Từ 7-12 tháng tuổi: Các bé sẽ bắt đầu phát ra những âm thanh đa dạng hơn, cố gắng bắt chước lời người lớn thông qua những cụm từ như "dee-dee-dah" hay "bah-bah-bah".
Giai đoạn trẻ từ 12 đến 15 tháng
Bé mấy tháng biết nói? Câu trả lời chính là vào khoảng tầm từ 12-15 tháng, khi bước vào độ tuổi tập đi. Ở độ tuổi này, trẻ đã phát được khá nhiều âm và ít nhất sẽ nói được khoảng 1-2 từ đúng (không bao gồm các từ "mẹ" và "bà"). Các danh từ bé thường nói được trước như "bé" và "bóng" hoặc bé cũng có thể tuân theo những câu lệnh đơn lẻ từ người khác nói, chẳng hạn như "đưa đồ chơi cho mẹ".
Ngay từ giai đoạn sơ sinh, trẻ đã bắt đầu tập học nói. (Ảnh minh họa)
Giai đoạn trẻ từ 18 đến 24 tháng
Lúc này, trẻ đã bắt đầu có thể bập bẹ nói chuyện được. Lúc này, bé sẽ nói khoảng 10 từ khi 18 tháng và 50 hoặc hơn 50 từ khi 24 tháng. Ở 2 tuổi, bé có thể học kết nối được 2 từ, chẳng hạn như "mẹ bế", "ăn cơm"... Trẻ 24 tháng tuổi cũng có thể thực hiện được các lệnh hay chỉ dẫn hai bước, chẳng hạn như "nhặt đồ chơi lên và mang đến cho mẹ".
Giai đoạn trẻ từ 2 đến 3 tuổi
Đây là câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi "trẻ mấy tuổi biết nói". Thông thường, cha mẹ sẽ chứng kiến sự "thay đổi và bùng nổ" trong ngôn ngữ của trẻ khi bước sang giai đoạn này. Vốn từ của trẻ tăng nhanh đến mức không thể đếm được và bé sẽ kết hợp từ 2-3 từ trở lên trong một câu. Khả năng hiểu và nói cũng sẽ tăng lên khi bước sang tuổi thứ 3, bé cũng bắt đầu phân biệt được các khái niệm như to - nhỏ, màu sắc...
Bắt đầu từ 3-5 tuổi, các cuộc trò chuyện của trẻ trở nên dài hơn, trừu tượng hơn và phức tạp hơn. Khi một đứa trẻ lên 5, các bé thường có vốn từ vựng 2.500 từ và nói những câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp. Bé sẽ hỏi rất nhiều "tại sao?", "Cái gì?" và ai?' các câu hỏi.
Cha mẹ khuyến khích trẻ tập nói như thế nào?
Phụ huynh có thể khuyến khích bé bắt đầu nói chuyện bằng cách:
- Tạo khuôn mặt, tiếng ồn và nói về các hoạt động của cha mẹ kể từ ngày bé được sinh ra.
- Chơi các trò chơi tương tác như ú òa và hát các bài đồng dao.
- Cho bé nhìn vào sách ngay từ khi còn nhỏ - mẹ không cần phải đọc các từ, chỉ cần nói về những gì mẹ có thể nhìn thấy.
- Nói chậm và rõ ràng, sử dụng những câu ngắn, đơn giản - nếu bé đã biết nói, hãy thử sử dụng những câu dài hơn một từ hoặc dài hơn những câu mà chúng tự sử dụng.
Cha mẹ hãy cùng trẻ học nói trong mọi hoàn cảnh. (Ảnh minh họa)
- Tránh kiểm tra, chẳng hạn như hỏi "Đây là gì?", vì điều này có thể tạo áp lực cho trẻ.
- Không chỉ trích những từ sai và thay vào đó nói từ đúng.
- Để bé tự dẫn dắt cuộc trò chuyện và giúp chúng mở rộng suy nghĩ của mình.
- Tạo cho trẻ nhiều cơ hội để nói chuyện, có nhiều thời gian để trả lời các câu hỏi của cha mẹ, những người xung quanh.
- Giảm tiếng ồn xung quanh như TV và hạn chế trẻ lớn hơn xem TV, khi xem cần có người giám sát.
Khi nào cha mẹ cần đưa trẻ đi khám?
Tham khảo ý kiến bác sĩ dành cho trẻ em nếu như:
- Đến 12 tháng, bé không cố gắng giao tiếp với cha mẹ (sử dụng âm thanh, cử chỉ hoặc lời nói), đặc biệt là khi cần giúp đỡ hoặc muốn điều gì đó.
- Chỉ có thể bắt chước hành động hoặc âm thanh lặp lại và không thể dùng những ngôn ngữ để nói chuyện ngoài các nhu cầu thiết yếu.
- Chỉ có thể bắt chước hành đồng hoặc âm thanh mà không thể tự mình phát âm ra từ hoặc các cụm từ.
- Có giọng nói khác thường (nghe the thé hoặc giống như giọng ở mũi), không thể tuân theo các chỉ dẫn cơ bản.
- Mặc dù rất khó khăn khi hiểu ngôn ngữ ở độ tuổi này nhưng đến khoảng 2 tuổi, cha mẹ cần phải hiểu được khoảng một nửa số từ mà trẻ nói ra và khoảng 3/4 khi trẻ 3 tuổi. Đến 4 tuổi, thậm chí cả những người lạ cần phải hiểu trẻ nói gì.
Dù ở bất cứ giai đoạn nào đi chăng nữa, trẻ cũng cần phải nhận được sự quan tâm, chăm sóc và yêu thương của gia đình. Đây là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của trẻ.