Vợ chồng trẻ cứ nghĩ bệnh này chỉ gặp ở người lớn.
Bé 46 ngày tuổi da bong tróc, 'thủ phạm' là căn bệnh lây qua đường tình dục
Mới đây bé N.V.T (46 ngày tuổi, ở Hải Dương) được gia đình đưa đến viện khám trong tình trạng bong da tay chân, quấy khóc không rõ nguyên nhân.
Được biết bé T là con thứ 2 trong gia đình, được mẹ sinh thường ở bệnh viện huyện, nặng 3kg, bú mẹ hoàn toàn, tăng cân tốt. Bé bị bong da tay, da chân ngay sau sinh. Đặc biệt, khoảng 3 ngày trước đi khám bé khóc quấy nhiều mà không rõ nguyên nhân.
Qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy có hội chứng nhiễm trùng và tổn thương da là các vết bong da tay, chân, má sẩn đỏ, miệng bị loét... Kết quả xét nghiệm khẳng định bé dương tính với giang mai.
Qua các xét nghiệm, bác sĩ nhận thấy có hội chứng nhiễm trùng và tổn thương da là các vết bong da tay, chân, má sẩn đỏ, miệng bị loét.
Thời điểm nhận kết quả, bố mẹ bé T. đều rất ngỡ ngàng vì cả hai cùng cho rằng “giang mai là căn bệnh xã hội và chỉ xảy ra với người lớn”. Song trên thực tế, không ít trẻ nhỏ bị mắc căn bệnh này.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết từ đầu năm 2022 đến nay, bệnh viện tiếp nhận số trẻ nhiễm bệnh giang mai tăng cao bất thường, điều trị 20 ca bệnh giang mai là trẻ sơ sinh và trẻ hơn 1 tháng tuổi. Trong đó có nhiều trẻ bị biến chứng rất nặng như hủy xương cánh tay, đầu dưới xương đùi và xương chày, biến chứng viêm màng não nghiêm trọng.
Điều đáng tiếc là các trường hợp này, người mẹ trước đó đều có kết quả dương tính với giang mai khi khám thai. Tuy nhiên, họ không được tham vấn điều trị cũng như chủ quan nên lây truyền cho trẻ khi mang thai mà không biết.
Bé sơ sinh Nghệ Anh vừa chào đời đã mắc giang mai
Trước đó, khoa Hồi sức Sơ sinh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cũng tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhi vừa chào đời bị bị bệnh giang mai bẩm sinh.
Bệnh nhi là bé Trần Tú L. (0 ngày tuổi), được sinh ở bệnh viện huyện, từ người mẹ mắc bệnh giang mai. Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, viêm nhiễm tay chân với thể trạng non yếu, sau đó được chuyển tiếp vào khoa Hồi sức sơ sinh – Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An điều trị.
Tại khoa sau khi kiểm tra tình hình sức khỏe, các bác sĩ đã nghĩ đến bệnh giang mai bẩm sinh và điều trị cho bệnh nhi theo phác đồ điều trị bệnh giang mai đối với trẻ sơ sinh. Sau 20 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe bệnh nhi ổn định, có thể xuất viện trong vài ngày sắp tới.
Bé 1 tháng tuổi Yên Bái mắc bệnh giang mai bẩm sinh do lây từ mẹ
Khoa Nhi - Bệnh viện ĐKKV Nghĩa Lộ từng tiếp nhận bé C. 1 tháng tuổi, được bệnh viện huyện chuyển đến với bệnh cảnh nặng nề: Bú kém, da xanh nhợt, khó thở, rút lõm lồng ngực, bụng chướng, tuần hoàn bàng hệ nổi rõ, gan, lách to và đặc biệt trẻ có vết chợt loét vùng mông, lòng bàn chân.
Nghi ngờ trẻ mắc giang mai bẩm sinh, các bác sỹ tư vấn làm xét nghiệm, kết quả cả bé và mẹ đều dương tính với xoắn khuẩn giang mai.
Vết loét ỏ lòng bàn chân
Sau 1 tuần điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu và truyền máu, trẻ đã tiến triển tốt: Bú được, da hồng hào, hết khó thở, bụng hết tuần hoàn bàng hệ, gan lách đã nhỏ lại.
Những nguy hiểm khi mắc giang mai bẩm sinh? Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nặng có nguy cơ bị sảy thai vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ; Nếu thai nhi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai ở mức độ nhẹ hơn thì có thể sẽ bị sinh non và cũng rất khó sống sót. Bệnh giang mai bẩm sinh khiến cho bé khi sinh ra phải chịu những hậu quả đáng tiếc, thậm chí có thể chết ngay một vài giờ sau đó. Trẻ mắc bệnh có thể suy giảm sức khỏe cũng như sức đề kháng, khiến bé luôn ốm yếu và không hấp thụ được chất dinh dưỡng. Bệnh cũng có thể gây lở loét phồng rộp trên cơ thể bé, nếu bệnh nặng và biến chứng bé không còn khả năng sinh sản khi lớn lên. Giang mai bẩm sinh gây ra những dị tật bẩm sinh như thiểu năng trí tuệ, bị bệnh tim, bệnh gan, khiếm khuyết trên cơ thể... Những biện pháp phòng ngừa giang mai bẩm sinh? - Chung thủy một vợ, một chồng. Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không an toàn. - Phụ nữ mang thai nên xét nghiệm kiểm tra bệnh giang mai ở lần khám tiền sản đầu tiên tại các cơ sở y tế. Nếu thai phụ xét nghiệm dương tính với bệnh giang mai trong thai kỳ, được bác sỹ tư vấn và điều trị ngay. - Trong quá trình điều trị, thai phụ được bác sĩ theo dõi chặt chẽ để điều trị hiệu quả, được hướng dẫn chăm sóc trước khi sinh, trong khi sinh, sau khi sinh để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi. |