Sinh con 5 tháng luôn cảm thấy bụng nhúc nhích, gia đình mất bình tĩnh khi bác sĩ báo tin

Thùy Dương. - Ngày 03/05/2022 14:45 PM (GMT+7)

Trong khi vợ chồng cô còn đang hoang mang tột độ thì ở nhà bố mẹ chồng cũng không thể bình tĩnh được.

Thường thì trước khi cho sản phụ xuất viện về nhà, bên cạnh căn dặn việc ăn uống, nghỉ ngơi, thì bác sĩ cũng khuyên các chị em nên sử dụng biện pháp tránh thai ngay cả khi chưa thấy kinh nguyệt xuất hiện. Mặc dù được dặn dò là thế, nhưng có một số chị em vẫn ỉ i nên vô tình bị “chửa trộm” mà không hề hay biết.

Vừa mới kết hôn, Tiểu Đan cùng chồng (sống ở Hải Nam, Trung Quốc) đã dự định tận hưởng cuộc sống vợ chồng son một năm trước khi vướng bận vào con cái. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, cô đột nhiên cảm thấy người mệt mỏi, chán ăn nên đã mua que thử và phát hiện mình mang thai. Khỏi phải nói, ngay lập tức hai bên gia đình nội ngoại đều mở tiệc ăn mừng nên Tiểu Đan quyết định sẽ sinh đứa con này.

Trong cả thai kỳ, Tiểu Đan được mẹ chồng chăm sóc chu đáo, cô cũng không nghén hay mệt mỏi quá nhiều nên sức khỏe cũng tốt. 9 tháng trời cứ thế mà trôi qua một cách êm ả. Gần đến ngày dự sinh, Tiểu Đan đột nhiên đau bụng chuyển dạ, và sau vài tiếng đồng hồ, cô đã hạ sinh thành công một cậu con trai béo tròn nặng 4kg. Cả nhà ai nấy đều vui mừng vây quanh mẹ con cô.

Sau khi sinh con, Tiểu Đan nhận được sự chăm sóc chu đáo từ mọi người trong gia đình (Ảnh minh họa).

Sau khi sinh con, Tiểu Đan nhận được sự chăm sóc chu đáo từ mọi người trong gia đình (Ảnh minh họa).

Được cả mẹ đẻ lẫn mẹ chồng chăm sóc, phụ trông con nên sức khỏe của Tiểu Đan hồi phục nhanh chóng. Gia đình bên chồng khá giả nên có thuê thêm bảo mẫu nữa nên nói chung là công việc làm mẹ của “nàng dâu hào môn” vô cùng thoải mái. Thỉnh thoảng, cô lại “đá lẻ” cùng chồng đi ra ngoài đổi gió.

Khi con được 5 tháng, Tiểu Đan phát hiện bụng mình cứ như có cái gì đó di chuyển. Ban đầu, bà mẹ 1 con nghĩ là do mình đói quá nên bụng “ngọ nguậy”. Nhưng ngay cả khi ăn no thì có gì đó đang di chuyển trong bụng, mà tần suất di chuyển còn ngày càng nhiều theo thời gian. Lo lắng mình mắc bệnh gì đó, Tiểu Đan vội vàng đến bệnh viện khám.

Tại đây, bác sĩ thông báo cô không bị bệnh gì cả, thứ mà ngọ nguậy trong bụng cô chính là một em bé đã được tháng. Nghe đến đây, Tiểu Đan bị sốc đến độ không nói nên lời, cô không nghĩ mình có thai. Chẳng còn cách nào khác, bác sĩ cho Tiểu Đan xem lại hình ảnh siêu âm, đúng là ở đó có một em bé. Trong khi vợ chồng Tiểu Đan vẫn đang trong trạng thái hoang mang tột độ thì bố mẹ chồng cô lại mở hội ăn mừng lần thứ 2.

Thấy bụng cứ nhúc nhích, Tiểu Đan đi khám rồi sốc nặng nghe bác sĩ thông báo cô đã mang thai được 4 tháng (Ảnh minh họa).

Thấy bụng cứ nhúc nhích, Tiểu Đan đi khám rồi sốc nặng nghe bác sĩ thông báo cô đã mang thai được 4 tháng (Ảnh minh họa).

Tuy nhiên, trước khi ra về, Tiểu Đan mang thắc mắc trong lòng mình hỏi bác sĩ: “Tôi đang cho con bú, tôi chưa có kinh nguyệt lại thì làm sao có thể có thai được vậy bác sĩ?”. Bác sĩ liền giải thích rằng suy nghĩ đang cho con bú, lại không có “ngày đèn đỏ” thì có thể “yêu tới bến” mà vẫn không mang thai là một suy nghĩ hết sức sai lầm.

Thực tế thì phụ nữ sau khi sinh con vẫn sẽ có khả năng thụ thai như bình thường vì trứng của bạn vẫn chín và rụng như thường lệ ngay sau khi hết sản dịch. Chỉ có điều, tại thời điểm này do lượng nội tiết tố và tử cung đang phục hồi nên sẽ không có niêm mạc tử cung, từ đó không gây ra hiện tượng có kinh nguyệt.

Vì vậy, các bà mẹ mới sinh cần đặc biệt lưu ý vấn đề này để có biện pháp tránh thai phù hợp với sức khỏe và cơ thể. Và điều quan trọng nhất các mẹ cần biết là việc mang thai và sinh con dày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và em bé trong bụng.

Theo kết quả của một số nghiên cứu, việc sinh con dày, nhất là lần mang thai kế tiếp chỉ cách lần sinh nở gần nhất trong khoảng 6 tháng, sẽ gây ra một số nguy cơ sau: sinh non, nhau bong non, thiếu máu, sinh con nhẹ cân,… Thêm vào đó, việc mang thai và sinh con dày còn làm cho cơ thể người mẹ không có đủ thời gian để phục hồi, nguồn dự trữ chất dinh dưỡng bị cạn kiệt khiến cho sức khỏe bị giảm sút. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến mẹ bầu mà còn ảnh hưởng luôn cả đến quá trình phát triển của thai nhi. Các bé sẽ không nhận đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết trong cả thai kỳ.

Chưa kể, nếu lần sinh trước mẹ sinh mổ thì khả năng lần sinh kế tiếp cũng sẽ là sinh mổ. Và mang thai khi vết mổ chưa lành sẽ dễ dẫn đến các tình huống như thai nhi làm tổ vào vết sẹo của tử cung, vết mổ cũ bị bục, vỡ tử cung… gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Do đó, để giảm nguy cơ biến chứng thai kỳ và các vấn đề sức khỏe khác, các chuyên gia khuyên các mẹ nên đợi từ 18 đến 24 tháng rồi hãy tiếp tục mang thai để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi.

9X đẻ non con lai giống hệt Đặng Văn Lâm, lúc ra đời nhỏ như chai nước
15 tháng, Thảo Nguyên đau đớn phát hiện con gặp vấn đề về sức khỏe do sinh non. Cô có báo lại với bạn trai nhưng anh không động thái quan tâm gì.

Câu chuyện mang thai

Thùy Dương. (Dịch từ 163)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai