Đưa cô con gái đang học trung học đến bệnh viện khám vì đau bụng dữ dội, nào ngờ kết quả kiểm tra siêu âm của cô bé khiến người mẹ quá sốc.
Phòng cấp cứu mỗi ngày đều có những nguy hiểm, đừng nhìn vẻ bề ngoài bình tĩnh của bác sĩ, thực sự nhịp tim của họ đang tăng rất cao. Bác sĩ cấp cứu Lâm Yến Nhậm chia sẻ với Ettoday chia sẻ: Một bà mẹ đưa cô con gái mặc đồng phục trường trung học đến bác sĩ và phàn nàn rằng bụng của cô bé đột nhiên đau và to ra, hy vọng tìm ra vấn đề. Vì phải chụp X-quang, nên trong thời gian chờ, bác sĩ theo dõi tư vấn hỏi “kỳ kinh nguyệt cuối cùng là vào khi nào?” Để biết có khả năng mang thai hay không. Nhưng cô bé trả lời: "Chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng của cháu đều có và rất có quy luật”.
Người mẹ khẳng định cô bé chưa từng quan hệ tình dục. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Lâm Yến Nhậm hỏi thêm: “Đã có quan (hệ tình dục chưa)…?”. Người mẹ ngồi bên cạnh vội vàng ngắt lời của bác sĩ, khẳng định: “Bác sĩ không cần hỏi, con gái tôi căn bản không loại kinh nghiệm này”. Lúc này bác sĩ dựa theo bệnh tình suy luận bụng đứa trẻ trở nên to và đau đột ngột, có thể là vấn đề nghiêm trọng như tắc ruột, hoặc thời gian dài ăn thứ gì đó dẫn đến, nên bác sĩ quyết định kiểm tra siêu âm trước.
Ngay khi đặt đầu dò máy siêu âm lên bụng cô bé, bác sĩ Lâm sững sờ: “Lúc đó tôi thực sự sợ hãi, máy siêu âm gần như rơi xuống đất, bởi vì mới đặt đầu dò siêu âm tôi đã phát hiện 1 cột sống, cột sống của thai nhi, một thai nhi rất to”. Ngay lập tức thông báo cho gia đình cô bé sự thật rằng, cô bé đang mang thai. Người mẹ tái nhợt sau khi nhận được thông tin và không thể tin được đó là sự thật.
Bác sĩ Lâm Yến Nhậm siêu âm phát hiện cô bé đang mang thai và chuẩn bị sinh.
Giây tiếp theo, bác sĩ phát hiện ra rằng tấm khăn trải giường đã bị ướt, hóa ra cô bé đã bị vỡ nước ối. Bác sĩ Lâm Yến Nhậm nói, nguyên nhân cô bé bị đau bụng là cơn đau khi mang thai và chuẩn bị sinh. Sau đó cô gái được đưa vào phòng sinh nở, các vấn đề sau đó được các bác sĩ Sản khoa chịu trách nhiệm.
Bác sĩ Trịnh Thừa Kiệt, Giáo sư sản khoa tại Đại học Y Cao Hùng, giám đốc Bệnh viện Bác Nhân Đài Bắc, người đã điều trị cho rất nhiều trường hợp tương tự chỉ ra rằng nếu có quan hệ tình dục, thời gian sinh lý chậm hơn 1 đến 2 tuần nên đi kiểm tra, không chỉ có thể biết bản thân có mang thai hay không, còn có thể phát hiện “thai trong hay ngoài tử cung”. Nếu là thai ngoài tử cung cần phải được giải quyết sớm.
Bác sĩ Trịnh cũng thông qua trường hợp của cô bé học sinh mang thai mà nhắc nhở: Bệnh nhân khi có vấn đề gì với sức khỏe nên nói cho bác sĩ biết sự thật, không che giấu tiền sử bệnh hoặc lừa dối bác sĩ (ví dụ như tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng, tiền sử chấn thương, tiền sử phẫu thuật, tình trạng kinh nguyệt, quan hệ tình dục…). Hậu quả của việc lừa dối bác sĩ chính là đang làm tổn thương đến cơ thể, chỉ cần một câu nói dối cũng cướp đi mạng sống của bản thân người bệnh.
Một số tác hại mà bà bầu tuổi vị thành niên có thể phải đối diện:
Thiếu máu
Tuổi vị thành niên mang bầu không có sự chuẩn bị tốt về sức khỏe và tâm lý làm mẹ. Điều này khiến các em không biết cách chăm sóc sức khỏe bản thân để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bản thân và thai nhi. Vì thế nguy cơ thiếu máu sẽ rất cao.
Tiền sản giật
Trẻ vị thành niên mang thai có nguy cơ cao bị cao huyết áp, tỷ lệ này cao hơn nhiều so với phụ nữ mang thai ở độ tuổi 20 – 30. Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ bị tiền sản giật cao. Đây là một bệnh lý nguy hiểm khi huyết áp cao và lượng protein dư thừa trong nước tiểu, tay và mặt bị sưng, tổn thương các cơ quan.
Sinh non, con nhẹ cân
Trẻ vị thành niên có nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân cao. Những trẻ sinh nhẹ cân sẽ có cân nặng thấp hơn con số này và cần phải được chăm sóc đặc biệt sau khi sinh.
Dễ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục
Đối với những trẻ mang thai tuổi vị thành niên có quan hệ “chuyện ấy”, các bệnh lây truyền như bệnh chlamydia và HIV sẽ là mối quan tâm lớn. Nếu ở tuổi trưởng thành đường sinh dục của các em sẽ ít bị trầy xước hơn vì thế khả năng mắc các bệnh cũng ít hơn do các em đã biết cách “tự bảo vệ” vùng kín.
Hạn chế phát triển về thể chất
Khi có em bé một cách “bất đắc dĩ”, các em sẽ phải học làm người lớn gánh vác mọi việc lớn nhỏ trong gia đình thay vì vô tư hồn nhiên trên ghế nhà trường. Đặc biệt chăm sóc cho “em bé” sẽ mất rất nhiều thời gian và hao tổn sức lực. Nếu không thích ứng nhanh, các em sẽ rơi vào stress liên hoàn và suy nhược cơ thể một cách trầm trọng.