Dầu mè là một chế phẩm được chiết xuất từ hạt mè (vừng), được sử dụng phổ biến trong đời sống. Tác dụng của dầu mè đã được khẳng định trong các tài liệu y văn, trong nghiên cứu khoa học và đời sống.
Với hàm lượng năng lượng, chất béo thực vật và vitamin khá dồi dào, phong phú khiến loại thực phẩm này được nhiều người ưa chuộng.
Thành phần dinh dưỡng của dầu mè trong 100g:
- Năng lượng: 3.699 kJ (884 kcal)
- Cacbohydrat: 0.00 g
- Chất béo: 100.00 g
- Chất béo bão hòa: 14.200 g
+ Chất béo không bão hòa đơn: 39.700 g
+ Chất béo không bão hòa đa: 41.700 g
- Chất đạm: 0.00 g
- Vitamin C: 0.0 mg
- Vitamin E: 1.40 mg
- Vitamin K: 13.6 mcg
- Canxi: 0 mg
- Sắt: 0.00 mg
- Magiê: 0 mg
- Phốt pho: 0 mg
- Kali: 0 mg
- Natri: 0 mg
Thực sự dầu mè không quá nhiều thành phần dinh dưỡng. Hàm lượng dinh dưỡng chủ đạo của loại thực vật này là chất béo và năng lượng. Tuy nhiên, những tác dụng của dầu mè đã được khẳng định thông qua các nghiên cứu khoa học.
1. Bảo vệ da đầu và chăm sóc tóc
Dầu mè truyền thống đã được sử dụng để cải thiện sức khỏe của tóc, chứng rụng tóc. Một nghiên cứu được thực hiện về các thành phần hoạt tính sinh học của dầu mè cho thấy mè đen có thể giúp giữ lại màu tóc tự nhiên và giảm thiểu biểu hiện rụng tóc. Hơn nữa, tác dụng chống vi khuẩn của dầu có thể giúp loại bỏ mầm bệnh, vi khuẩn tấn công da đầu hay tóc của bạn.
2. Phòng chống bệnh đái tháo đường
Tiểu đường là căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay, cướp đi sinh mạng của nhiều người do những biến chứng nguy hiểm. Nghiên cứu được công bố vào năm 2006 cho biết thêm dầu mè vào chế độ ăn có thể giúp kiểm soát nồng độ glucose huyết tương ở bệnh nhân tiểu đường tăng huyết áp, từ đó giảm thiểu nguy cơ khi có biểu hiện biến chứng. Nó cũng hữu ích trong việc làm hạ huyết áp.
3. Làm cho da sáng đẹp hơn
Dầu gingelly có trong dầu mè rất giàu kẽm. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng nhất cho da của bạn. Nó giúp tăng độ đàn hồi và mịn màng và chống oxy hóa cực tốt. Tinh chất dầu mè còn giúp làm giảm sự xuất hiện của các đốm đồi mồi và loại bỏ các tình trạng da xỉn màu.
Một nghiên cứu được tiến hành tại đại học bang California, Los Angeles, Hoa Kỳ chỉ ra rằng bôi dầu mè lên da có thể giúp tạo lớp bảo vệ da khỏi các tia UV có hại. Ở một số nơi, dầu mè còn được sử dụng để điều trị các bệnh nấm trên da.
4. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Dầu mè là một loại dầu được dùng phổ biến, thích hợp dùng trong các bữa ăn vì tăng sự ngon miệng bởi có hàm lượng axit béo. Theo nghiên cứu được thực hiện về tác dụng của dầu mè đối với thành phần huyết thanh và lipid gan ở chuột, dầu mè có khả năng làm giảm mức cholesterol xấu vì nó chứa nhiều loại axit béo không bão hòa.
Các axit béo này giữ cho hệ thống tim mạch hoạt động tốt và mức cholesterol LDL thấp, do đó ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Điều này có nghĩa là bạn tránh được các cơn đau tim và đột quỵ.
5. Giúp xương thêm rắn chắc
Hai khoáng chất đồng và canxi có trong dầu mè cần thiết cho sự phát triển xương trong cơ thể. Bằng cách thêm dầu mè vào chế độ ăn uống hàng ngày, bạn có thể làm cho xương chắc hơn, gia tăng tốc độ phát triển của xương trong giai đoạn sinh xương. Bạn có biết tác dụng của dầu mè cũng tăng độ lành và tái tạo xương nhanh chóng. Ở tuổi già, tinh chất này có thể giúp bạn tránh loãng xương do giảm mật độ xương gây ra.
6. Giảm stress lo âu
Sử dụng hợp lý, thường xuyên dầu mè giúp bạn giảm thiểu stress
Cuộc sống hiện đại ngày càng bận rộn với núi công việc và nhiều chuyện lo toan khiến con người bị áp lực, gây ra tình trạng stress kéo dài liên tục. Tác dụng của dầu mè sẽ giúp bạn giải tỏa được phần nào những vấn đề gặp phải về tâm lý đó.
Tyrosine là một axit amin trong dầu mè có sự kết nối trực tiếp với hoạt động serotonin (chất dẫn truyền thần kinh) trong não giúp trạng thái tâm lý cân bằng để bạn cảm thấy nhẹ nhõm hơn. Nói cách khác, khi bạn đang mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm, dầu mè có thể giúp bạn chuyển đổi tâm lý theo hướng tích cực.
7. Làm sạch và giúp răng trắng hơn
Mảng bám trên răng là tác nhân gây ra vi khuẩn khiến răng bạn dễ bị sâu hay mắc các vấn đề về nha chu. Sử dụng nước súc miệng có tinh chất dầu mè thực hiện hàng ngày sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám, bảo vệ men răng, giúp hàm răng trở nên trắng sáng hơn. Tác dụng chống vi khuẩn mạnh mẽ của loại dầu này giúp tăng cường sức khỏe răng miệng.
8. Ngăn ngừa ung thư
Các nhà khoa học nghiên cứu cho thấy rằng dầu mè giàu sesamol lignan và sesamin có thể tạo ra apoptosis giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong các loại ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Chất gingelly chứa một hợp chất hữu cơ là phytate gia tăng sự bảo vệ chống lại ung thư. Hơn nữa, hàm lượng cao magie trong dầu mè cùng các khoáng chất thiết yếu có liên quan trực tiếp đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.
9. Tăng cường lưu thông máu và trao đổi chất
Hàm lượng đồng cao giúp cơ thể chúng ta hoạt động ở mức tối ưu vì chất này cần thiết cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu. Với một tỷ lệ đáng kể đồng trong dầu mè, cơ thể bạn chắc chắn sẽ nhận được lượng máu chảy đến các cơ quan và mô đầy đủ, đảm bảo quá trình vận chuyển máu nhịp nhàng. Các bộ phận sẽ được bơm máu thường xuyên, xúc tác cho việc trao đổi chất thuận lợi hơn. Vì thế chứng đầy bụng, khó tiêu, đau mỏi sẽ hạn chế.
10. Giảm viêm
Dầu mè rất giàu đồng - một chống viêm hiệu quả. Đối với các bệnh gout và viêm khớp tác dụng của dầu mè là làm giảm sưng khớp và biến chứng ở mạch máu.
11. Hạ huyết áp
Hai chất sesamin và sesaminol trong dầu mè có chức năng làm giảm căng thẳng mệt mỏi được xác định gây ra bởi cao huyết áp ở tâm trương và tâm thu. Nếu bạn kết hợp dầu mè với dầu cám gạo sẽ hỗ trợ tốt trong cải thiện huyết áp, lưu lượng máu trong mạch.
12. Giảm táo bón
Sinh hoạt thất thường, thiếu chất xơ nên khiến nhiều người mắc táo bón. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng dầu mè trong khẩu phần ăn hay dùng các sản phẩm có sự tham gia của dầu mè để cải thiện tình trạng này. Nếu bạn chưa biết thì tác dụng của dầu mè được thể hiện khi trong nó có nhiều tinh dầu, phytin, protein, choline, mehtyonin, tính bình, vị ngọt, giúp thúc đẩy quá trình đại tiện dễ dàng hơn.
13. Hỗ trợ phát triển ở trẻ
Nghiên cứu được tiến hành bởi Khoa Nhi, Đại học Khoa học Y khoa Delhi, Ấn Độ cho thấy sử dụng các loại dầu mè trong các khẩu phần ăn ở trẻ sẽ giúp chúng phát triển tốt hơn. Với hàm lượng dinh dưỡng đa dạng các chất như chất béo không bão hòa đa, omega-3, omega-6, đồng, kẽm, canxi, vitamin E, vitamin B… sẽ làm trẻ ngon miệng, hấp thụ thức ăn hiệu quả, phát triển não bộ và thể chất tốt hơn. Hơn nữa, loại dầu này cũng giúp tăng lưu thông máu và tạo giấc ngủ thích hợp ở trẻ sơ sinh.
Nhiều tác dụng của dầu mè mang lại lợi ích lớn cho sức khỏe con người
Một số tác dụng phụ của dầu mè
Được biết đến với nhiều công dụng song dầu mè cũng có những tác dụng ngoài ý muốn, không thích hợp với một số người hay vài trường hợp hi hữu.
- Gây tiêu chảy: Một trong những tác dụng của dầu mè là chống táo bón. Tuy nhiên khi bạn lạm dụng, dùng quá hàm lượng sẽ dẫn đến tình trạng ngược lại là bị tiêu chảy.
- Sốc phản vệ: Một loạt các triệu chứng của sốc phản vệ bao gồm khó thở, ho, buồn nôn, đau bụng, nôn, ngứa miệng, đỏ bừng mặt sẽ xảy ra đối với người bị dị ứng với dầu mè, các sản phẩm từ mè. Vậy nên lời khuyên đưa ra dành cho bạn là không nên sử dụng thực phẩm này nếu có sự mẫn cảm kể trên.
Nhìn chung, việc sử dụng thường xuyên dầu mè sẽ mang đến cho bạn sức khỏe dồi dào, bảo vệ được cơ thể khỏi những mầm bệnh. Tuy nhiên bạn cũng không nên lạm dụng và cần sử dụng một cách hợp lý nhất. Chúc bạn luôn vui khỏe!