16 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã phục hồi nhưng không được chủ quan, lơ là việc phòng dịch

Ngày 25/02/2020 13:50 PM (GMT+7)

Tính đến ngày 25/2, Việt Nam đã điều trị phục hồi cho 16 trường hợp mắc COVID-19. Mặc dù tình hình dịch ở nước ta vẫn đang được kiểm soát tốt nhưng người dân tuyệt đối không nên chủ quan.

Không chủ quan dù dịch ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt

Đến sáng ngày 25/2, 16 trường hợp nhiễm COVID-19 tại Việt Nam đã điều trị phục hồi, 12 ngày qua cũng không ghi nhận thêm ca mắc mới. Riêng bệnh nhân cuối cùng ở Vĩnh Phúc hiện đã xét nghiệm 2 lần đều âm tính.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp như ở Hàn Quốc, Iran… Tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2020 và phòng chống dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: “Chúng ta không được chủ quan, không để tình trạng có người nhiễm bệnh mà không biết. Nếu có ca mắc thì cần nhanh chóng điều trị, kể cả người Việt Nam và người nước ngoài”.

Thứ trưởng cũng đề nghị các cấp các ngành, tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp chống dịch. Thực hiện giám sát tốt ngay tại cửa khẩu, điều tra xác minh ca nghi ngờ, người tiếp xúc, làm tốt công tác chống nhiễm khuẩn để chống lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị.

Người dân hạn chế tối đa việc đến nơi có dịch khi không cần thiết, người trở về Việt Nam từ vùng dịch cần thực hiện cách ly trong 14 ngày.

Đồng thời, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cũng nêu rõ, dịch bệnh tại Việt Nam hiện nằm trong tầm kiểm soát tốt. Tuy nhiên, các cấp các ngành, các địa phương không được chủ quan, thực hiện đồng bộ các biện pháp:phát hiện sớm, đề phòng chủ động, cách ly kịp thời, khoanh vùng dập dịch, không để lây chéo trong cơ sở y tế, hạn chế tối đa tử vong nếu có...

Những biện pháp phòng ngừa COVID-19 cần phải ghi nhớ

1. Với người dân

- Tránh đi lại, đi du lịch nếu như cơ thể đang bị ho, sốt hoặc khó thở. Phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có triệu chứng đáng ngờ. Đồng thời chia sẻ lịch trình với cơ quan y tế.

- Tránh tiếp xúc với người bị sốt, ho, thường xuyên rửa tay với xà phòng và tránh chạm tay vào mắt, miệng.

- Khi ho, hắt hơi cần lấy tay che miệng hoặc dùng khăn giấy, sau đó rửa tay sạch sẽ.

- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm nấu chín.

- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng, tránh tiếp xúc trực tiếp với động vật, thú nuôi.

- Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khi tiếp xúc với người đang có triệu chứng bệnh.

- Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi tại thành phố Vũ Hán trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

16 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã phục hồi nhưng không được chủ quan, lơ là việc phòng dịch - 1

2. Với người làm trong ngành dịch vụ 

- Hạn chế bắt tay, tiếp xúc với khách hàng dưới 1m (nếu có thể)

- Người làm việc tại các vị trí phải tiếp xúc với khách hàng, người dân cần đeo khẩu trang đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đối với người lao động làm việc tại khu dịch vụ không thể rời khỏi vị trí trong ca làm việc, ban quản lý phải cung cấp dung dịch sát khuẩn tay có chứa cồn. Cung cấp đầy đủ khẩu trang cho người làm việc có tiếp xúc với khách hàng.

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch tại các thời điểm: trước khi vào làm việc, sau giờ nghỉ giải lao, trước và sau khi ăn, trước và sau khi chế biến thức ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn, sau khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.

16 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã phục hồi nhưng không được chủ quan, lơ là việc phòng dịch - 2

- Che kín mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi bằng khuỷu tay áo, khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp ra không khí. Giặt sạch khăn hoặc bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ.

- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; Không dùng chung các đồ dùng cá nhân như cốc, chai nước, khăn tay,…; Không khạc nhổ bừa bãi.

- Nếu phát hiện bản thân hoặc người làm việc, người bán hàng cùng hoặc khách hàng có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở thì phải báo cho cán bộ phụ trách phòng chống dịch tại khu dịch vụ và người sử dụng lao động để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.

3. Với người điểu khiến giao thông công cộng

16 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã phục hồi nhưng không được chủ quan, lơ là việc phòng dịch - 3

4. Với người đi đến các khu dịch vụ như nhà hàng, siêu thị,

- Không vào khu dịch vụ nếu có các biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở, mệt mỏi hoặc nếu đang trong thời gian cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan y tế.

- Sử dụng khẩu trang đúng cách khi đến chỗ đông người theo hướng dẫn của Bộ Y tế và bỏ ngay khẩu trang sau khi sử dụng vào thùng rác đúng nơi quy định

- Thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế trong thời gian có mặt ở khu dịch vụ vào các thời điểm: trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi, khi tay bẩn,…

16 ca nhiễm COVID-19 ở Việt Nam đã phục hồi nhưng không được chủ quan, lơ là việc phòng dịch - 4

- Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp. Vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay. Bỏ rác đúng nơi quy định tại khu dịch vụ.

- Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để tránh lây nhiễm bệnh; Không khạc nhổ bừa bãi.

- Thông báo ngay cho người làm việc tại khu dịch vụ để được hướng dẫn và hỗ trợ khi bản thân thấy có biểu hiện sốt hoặc ho, khó thở.

Đi nhà hàng, siêu thị, khách sạn... cần làm gì để phòng ngừa COVID-19?
Bộ Y tế vừa ban hành hướng dẫn phòng chống dịch bệnh Covid-19 đối với khu dịch vụ, áp dụng cho trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng, khách...
Hoàng Dương (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19