Theo chuyên gia 2 loại rau dân dã này có những lợi ích sức khỏe bất ngờ không phải ai cũng biết.
Rau đay tốt cho sức khỏe
Rau đay có ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở Việt Nam có hai loại rau đay phổ biến là rau đay đỏ (rau đay tía) và rau đay xanh (cũng có nơi gọi là rau đay trắng). Rau đay đỏ được trồng rất lâu trước kia ở Việt Nam với đặc điểm thân cây màu đỏ tía. Còn rau trắng mới được trồng ở Việt Nam.
Rau đay vừa giàu dinh dưỡng lại rẻ. Ảnh minh họa.
Đây là loại rau dân giã bán nhiều ở các chợ. Rau đay đỏ được đặt với tên khoa học là rau đay quả tròn (Corchorus capsularis L.) và rau đay quả dài (Corchorus olitorius L.) là rau đay trắng. Một số người thường chọn mua rau đay đỏ non mềm, lá, cọng nhỏ vì cho rằng rau đay đỏ không có vị hơi đắng như loại rau đay trắng.
Nói đến rau đay, đặc trưng đầu tiên là loại rau rất nhớt, khi rửa nếu vò mạnh tay hoặc thái nhỏ thì độ nhớt càng nhiều. Nhưng thực tế nhiều người mê mẩn bát canh rau đay nấu cua, cáy hoặc tép khô càng nhớt càng đưa cơm.
Mặc dù là loại rau phổ biến nhưng không phải ai cũng biết về lợi ích dinh dưỡng của loại rau có độ nhớt đặc biệt này. Lá đay rất giàu Vitamin E, A và C. Ba chất dinh dưỡng này là các chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Các chất chống oxy hóa trong loại lá này cũng có thể giúp cải thiện thị lực và khả năng sinh sản, cùng với nhiều tác dụng khác. Đặc biệt,Vitamin C có nhiều trong lá đay rất cần thiết trong việc giúp hệ thống miễn dịch chống lại cảm lạnh và virus...
Rau tía tô
Tía tô được biết đến là loại rau gia vị, vị thuốc Đông y tốt cho sức khỏe. Nhiều người thường nấu nước lá tía tô để uống. Đây là loại thực vật tính chất ấm, tía tô thường được trồng ở các vùng đất nhiều ánh sáng, độ ẩm tốt. Lá cây mang màu sắc tím, xanh, cũng có loại lá cây màu đỏ.
Những chiếc lá được mọc đối xứng nhau, ở mép hình răng cưa. Cây tía tô có hoa màu tím hoặc trắng mọc thành từng chùm ở ngọn. Loại thực vật này có quả màu nâu nhạt, hình cầu, kích thước nhỏ.
Rau tía tô không chỉ là rau gia vị mà có thể chế biến được nhiều món ngon. Ảnh minh họa.
Tía tô là cây thảo sống quanh năm, có rễ củ trắng, vị nồng cay, mọc hoang hoặc trồng nhiều nơi trong cả nước và châu Á. Cây ưa sáng và ẩm, thích hợp với đất thịt, đất phù sa. Tía tô ra hoa kết nhiều quả, sau khi quả già, cây tàn lụi, hạt giống phát tán ra xung quanh, đến mùa mưa ẩm năm sau mới nảy mầm. Cây được trồng bằng hạt.
Trong y học cổ truyền, tía tô là vị thuốc được xếp vào loại kích thích ra mồ hôi, nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, hạ sốt, trừ cảm mạo.
Điều đáng nói theo y học cổ truyền, tía tô vị cay, tính ấm, lợi vào kinh tỳ, phế. Nó có tác dụng phát tán phong hàn, hóa đờm, giải uất, giải độc, an thai, chữa hen suyễn, tê thấp, trị ho, thúc đẩy tiêu hóa, giảm đau. Ngoài ra, ăn lá tía tô thường xuyên có thể giảm cân hiệu quả, làm đẹp da...
Một vài lợi ích ăn rau tốt cho sức khỏe
Rau xanh là một trong những loại thực phẩm rất quan trọng cho cơ thể mà bạn phải bổ sung hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải hết sức lưu ý về cách chế biến và bảo quản để rau vẫn có thể lưu giữ đủ chất dinh dưỡng, không gây độc hại. Cụ thể như sau:
- Không nấu rau quá lâu vì sẽ khiến nhiệt độ cao làm tiêu hủy hầu hết vitamin. Chỉ nên nấu trên lửa to thật nhanh và sau đó mang xuống ăn ngay. Nếu loại nào ăn sống được thì hãy nên ăn sống để giữ nguyên dưỡng chất.
- Tuyệt đối không ăn rau để qua đêm vì sẽ có các loại vi khuẩn sẽ phân hủy nitrat thành nitrite. Đây là một hợp chất gây ung thư hàng đầu. Đừng vì tiếc rẻ mà hãy vứt ngay nếu lỡ để qua đêm.
- Khi chế biến rau xong sẽ phải ăn ngay vì rau để càng nguội thì sẽ càng bị hao hụt vitamin. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 1 giờ sẽ mất đi 25% lượng dưỡng chất ban đầu.
- Bạn nên rửa rau trước rồi sau đó mới tiến hành cắt tỉa. Nguyên do là vì vitamin có trong rau luôn tồn tại dưới dạng chất lỏng, nếu bạn cắt trước rồi rửa sẽ khiến cho dưỡng chất bị trôi theo dòng nước, từ đó khiến rau chẳng còn lợi ích gì.