Theo trang ETtoday đưa tin, cô Triệu đến từ thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu (Trung Quốc), phải nhập viện vì đau bụng trên dữ dội. Sau khi kiểm tra các bác sĩ phát hiện cô có 2000 viên sỏi mật.
Theo tìm hiểu được biết, thời gian dài trước đây cô Triệu đã bị đau dạ dày, nhưng mỗi lần chỉ đau trong vài phút, và một tháng đau vài lần như vậy. Do đó cô Triệu cũng không để ý quá nhiều, mặt khác cô còn quen với những cơn khó chịu này.
Nhưng lần này cô Triệu đau bụng trên không chịu nổi và buộc phải đến bệnh viện, sau khi kiểm tra bác sĩ phát hiện cô Triệu có rất nhiều sỏi trong túi mật. Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ vô cùng sốc bởi có khoảng hơn 2000 viên sỏi lấy ra từ túi mật của cô Triệu. Các bác sĩ cho biết, trường hợp của cô Triệu vô cũng hiếm, viên sỏi lớn nhất được đo với đường kính 1cm.
Cô Triệu sau phẫu thuật, bác sĩ lấy ra khoảng 2000 viên sỏi mật.
Bác sĩ cho biết nguyên nhân cô Triệu bị sỏi có liên quan rất lớn đến thói quen sinh hoạt hàng ngày. Thông qua tìm hiểu, cô Triệu cho biết công việc của cô thường phải thức khuya, nên buổi sáng cô thường dậy rất muộn và vô tình bỏ luôn bữa sáng, tình trạng này đã kéo dài khoảng 3, 4 năm. Bình thường cô Triệu còn là người rất thích ăn nội tạng tạng động vật, và một lý do nữa chính là cô Triệu cũng uống rất ít nước, hầu như mùa đông cô đều không uống nước, trừ khi cơ thể quá khát.
Viên sỏi lớn nhất có đường kính 1cm.
Trước cô Triệu cũng có một trường hợp tương tự, chính là cô Trần ở huyện Trung Sơn, tỉnh Quảng Tây, cô cũng bị đau bụng và được đưa đến bệnh viện cấp cứu, sau phấu thuật bác sĩ lấy ra hơn 200 viên sỏi mật. Cô Trần cũng cho biết, cô thường xuyên bỏ bữa sáng trong suốt hơn 10 năm.
Bỏ bữa sáng có phải là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật?
Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Hắc Long Giang ở Hà Châu cho biết: Bỏ ăn bữa sáng cũng làm tăng nguy cơ mắc sỏi mật, điều này được chứng minh bởi nghiên cứu trên phụ nữ Pháp được tiến hành năm 1989.
Dịch mật được sản xuất trong đêm, được cô đặc và dự trữ trong túi mật, nếu bỏ qua bữa sáng, dịch mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa nên sẽ ở trong túi mật lâu hơn. Tình trạng này kéo dài, dịch mật tích tụ trong túi mật và đường ruột, tiết ra cholesterol khiến sỏi mật hình thành. Bên cạnh đó do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, đó cũng là nguy cơ tiềm ẩn để vi khuẩn đường ruột gây nhiễm khuẩn đường mật (do ống mật chủ thông với ruột non).
Không ăn sáng chính là nguyên nhân dẫn đến cô Triệu bị sỏi mật.
Cũng theo nghiên cứu, việc tích tụ mỡ ở vùng bụng cũng làm tăng nguy cơ bị sỏi mật. Các nhà khoa học cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo của hội chứng chuyển hóa hoặc do ăn nhiều carbohydrate và ít chất béo.
Sỏi mật thường phát triển âm thầm, ít triệu chứng, nếu có các triệu chứng cũng thường mơ hồ, như đau sốt, không rõ nguyên nhân. Còn khi đã có các triệu chứng rõ ràng thì thường là nó đã gây biến chứng và đó là một trong những tình huống cần cấp cứu, đe dọa đến tính mạng.
Không ăn sáng còn có những tác hại nào?
1. Mất cân bằng dinh dưỡng, sức đề kháng thấp
Do nguồn năng lượng ở mức rất thấp nên cơ thể buộc phải lấy năng lượng dự trữ từ gan, khiến gan luôn ở trong tình trạng quá sức.
Hơn nữa, nếu buổi sáng không ăn, đến khoảng 9 giờ hoặc 10 giờ trưa bạn sẽ bị đói cồn cào, người nôn nao, huyết áp hạ thấp, gây tổn hại nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Dần dần khả năng miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút.
2. Đau dạ dày và kết sỏi ở bộ máy tiêu hóa
Dạ dày luôn co bóp không, dịch vị tiết ra nhưng không có gì để tiêu hóa, dần dần sẽ dẫn đến viêm loét dạ dày. Do ruột rỗng, nhu động giảm, các chất cặn bã trong ruột của ngày hôm trước không có cơ hội để đào thải ra ngoài, lâu dần nó sẽ kết lại thành sỏi.
3. Béo phì
Buổi sáng không ăn, nên buổi trưa và buổi tối bạn phải ăn nhiều hơn để có đủ năng lượng. Trong khi hoạt động vào buổi chiều và tối không nhiều, thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa hết, khiến cho nhiệt lượng trong cơ thể bạn ngày một tăng, lượng mỡ tích tụ lại ngày càng nhiều. Kết quả bạn sẽ mắc bệnh béo phì.
4. Phản ứng chậm chạp
Bữa sáng là nguồn năng lượng cho hoạt động não bộ, nếu không ăn sáng, cơ thể không nạp đủ nhiên liệu và năng lượng để thực hiện những hoạt động trong ngày. Khi đó, cơ thể bạn mệt mỏi, não không thể tập trung, tinh thần không hưng phấn, phản ứng trì trệ, hiệu suất làm việc kém.
5. Các bệnh mãn tính có thể xuất hiện
Bắt đầu công việc trong tình trạng đói mềm, để có sức lực, cơ thể phải huy động các tuyến như tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến yên… hoạt động để tạo ra năng lượng. Khi các tuyến này hoạt động thái quá nó có thể tạo ra nhiều axit, dẫn tới các bệnh mãn tính.
6. Chứng táo bón “ghé thăm”
Nếu ăn đầy đủ 3 bữa trong này, cơ thể sẽ tự nhiên xuất hiện hiện tượng phản xạ dạ dày – đại tràng. Nếu việc ăn sáng không thành thói quen, lâu ngày có thể khiến phản xạ này mất kiểm soát, dẫn tới chứng táo bón.