Tục ngữ có câu "Thuốc không bằng thực phẩm", ăn nhiều thực phẩm tốt mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cơ thể.
Hầu hết mọi người đánh giá mọi thứ qua vẻ bề ngoài, ngay cả với thực phẩm cũng vậy, thường ưu tiên những thứ trông đẹp mắt như cà chua, bí ngô,...
Nhưng thực tế có một số loại thực phẩm trông giản dị, khiêm tốn nhưng lại là “báu vật trường sinh” hiếm có.
Gạo trường thọ - gạo rang
Sau khi gạo được tinh chế, phần lớn còn lại là carbohydrate, những chất này sẽ được hấp thụ và phân hủy thành đường ngay sau khi chúng ta ăn vào. Theo quan điểm y học Trung Quốc, lượng đường này nếu tiêu thụ quá nhiều, rất dễ gây ẩm ướt trong cơ thể.
Tuy nhiên, bạn không phải lo lắng quá nhiều. Có một mẹo nhỏ có thể biến gạo thường thành “gạo trường thọ", đó là rang lên.
Gạo tẻ được rang lên có tác dụng bổ tỳ ích phế, khử ẩm lưỡng dụng, càng thích hợp với những người bị đàm ẩm nặng, khó tiêu, chán ăn. Hơn nữa, gạo rang không chỉ làm dịu chứng tiêu chảy mà còn giúp làm sạch “rác” trong ruột.
Cách làm: Gạo vo sạch, để ráo nước, đun nóng nồi, cho gạo vào rang liên tục trên lửa vừa đến khi chín vàng và dậy mùi thơm.
Người bị chứng ẩm thấp nên thỉnh thoảng nấu chè cháo với gạo rang để giúp thoát ẩm ra khỏi cơ thể, an toàn vượt qua mùa hè.
Đậu trường thọ - Tàu xì
Đậu rất giàu chất dinh dưỡng, ăn điều độ sẽ có lợi cho cơ thể. Trong số đó, món tàu xì làm từ đậu nành lên men đã qua ướp muối được mệnh danh là “đậu trường sinh” của người già.
Tàu xì có tính ấm, có tác dụng khai vị và tiêu thực, trục xuất phong hàn. Khi dùng tàu xì với hành giúp ra mồ hôi, dùng với rượu có thể chữa phong hàn, dùng với tỏi có thể cầm máu.
Các nghiên cứu trong những năm gần đây đã phát hiện hàm lượng coban trong tàu xì gấp 40 lần so với lúa mì, có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch vành. Ngoài ra, tàu xì cũng có thể cải thiện lưu lượng máu trong não và ngăn ngừa sự hình thành huyết khối não.
Quả trường thọ - Quả la hán
Tại một “thị trấn trường thọ” ở huyện Vĩnh Phúc, thành phố Quế Lâm, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, những người sống lâu thích dùng quả la hán để nấu ăn và ngâm nước uống nên nó còn được gọi là “quả trường sinh”.
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng quả la hán tính mát và ngọt, có tác dụng làm ẩm phổi và hóa đờm, làm ẩm cổ họng và giảm ho, thúc đẩy dịch cơ thể và làm dịu cơn khát, giúp nhuận tràng, thanh nhiệt và làm mát máu.
Ngoài ra, quả la hán rất phù hợp với bệnh nhân tiểu đường vì chứa rất nhiều glycoside, hầu như không chứa calo và không làm tăng gánh nặng cho chức năng của đảo tụy. Hơn nữa, glycoside còn có thể giúp giải tỏa cơn khát do khô nóng, tổn thương gây ra, người giảm cân tập thể dục cũng có thể ăn một ít thích hợp.